Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, phương Tây sẽ bảo vệ "trật tự dựa trên quy tắc quốc tế" trước các nỗ lực lật đổ của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.
Trước thềm cuộc họp ngoại trưởng trực tiếp đầu tiên của G7 kể từ năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chuyển tải thông điệp về chủ nghĩa đa phương đến các đồng minh phương Tây. Theo đó, phát biểu trong cuộc họp báo với sự tham dự của với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, ông Antony Blinken cho biết: “Mục đích của chúng tôi không phải là cố gắng kiềm chế hoặc kìm hãm Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh, phương Tây sẽ bảo vệ "trật tự dựa trên quy tắc quốc tế" trước các nỗ lực lật đổ của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: AP) |
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho hay, “chúng tôi muốn cho thế giới biết phương Tây sẽ tự khẳng định mình”, xây dựng và củng cố các liên minh. “Tôi nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của các quốc gia có cùng chí hướng chia sẻ các giá trị chung và bảo vệ hệ thống đa phương” , Ngoại trưởng Anh nói.
Sự trỗi dậy ngoạn mục về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 40 năm qua được coi là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất trong thời gian gần đây, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Về lâu dài, có những lo ngại sâu sắc ở cả Washington và các nước châu Âu về việc phương Tây nên hành động như thế nào đối với cả Bắc Kinh và Matxcơva.
Theo Ngoại trưởng Antony Blinken, Mỹ muốn quan hệ ổn định hơn với Nga nhưng điều đó phụ thuộc nhiều vào cách hành xử của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặc biệt là trong các vấn đề như Ukraine.
“Mỹ đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi không muốn leo thang, muốn có một mối quan hệ ổn định hơn với Nga. Và nếu Nga đi theo hướng đó, chúng tôi cũng làm như vậy", ông Antony Blinken nói.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cũng tiết lộ, G7 sẽ xem xét một đề xuất xây dựng một cơ chế phản ứng nhanh để chống lại thông tin sai lệch của Nga và Trung Quốc, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ thị trường mở và dân chủ.
Hôm 3/5, ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển G7 bắt đầu phiên họp trực tiếp diễn ra trong 3 ngày tại thủ đô London, Anh nhằm chuẩn bị nghị trình cho Thượng đỉnh G7 vào tháng 6/2021. Ngoài các thành viên gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Anh, G7 cũng đã mời các ngoại trưởng từ Australia, Ấn Độ, Nam Phi và Hàn Quốc tham dự.
G7 phản đối chính sách "phi thị trường" từ Trung Quốc
Lãnh đạo G7 phản đối "chính sách phi thị trường" của Trung Quốc, đảm bảo dòng chảy của thương mại tự do. |
Đức cự tuyệt đề xuất của Tổng thống Donald Trump mời Nga trở lại G7
Đức cự tuyệt lời đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump mời Tổng thống Nga Vladimir Putin trở lại G7. |