Với việc biến F-35 thành vũ khí phòng thủ tên lửa, Mỹ sẽ nhân rộng khả năng đánh chặn toàn cầu của mình và đồng minh
NewYork Times trích dẫn báo cáo đánh giá về hệ thống phòng thủ tên lửa được đệ trình lên Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/1 cho biết Lầu Năm Góc đang có những kế hoạch mang tính tham vọng chiến lược.
Theo đó, Lầu Năm Góc cấp phép cho các dự án triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí laser lên UAV. Đồng thời, F-35 đã có các kế hoạch nâng cấp thành một pháo đài phòng thủ tên lửa bay.
Các cảm biến trên F-35 cho phép giám sát, theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đào toàn cầu và truyền thông tin đến hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống. Máy bay chiến đấu F-35 cũng sẽ được trang bị thêm tên lửa chống tên lửa đạn đạo.
Lầu Năm Góc cũng lên kế hoạch trình diễn về khả năng giám sát các vụ phóng tên lửa đạn đạo toàn cầu vào năm 2020. Đồng thời Tổng thống Trump cho phép bắt đầu phát triển các vệ tinh được trang bị tới 10 tên lửa chống tên lửa đạn đạo.
Báo cáo cũng đề xuất xây dựng một tổ hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo ở Hawaii trở thành cơ sở thứ ba ở Mỹ sau các hệ thống ở Alaska và California.
Mỹ có kế hoạch nâng cấp F-35 thành vũ khí đánh chặn tên lửa ngay trong giai đoạn tăng tốc
Việc Mỹ tham vọng biến F-35 thành hệ thống phòng thủ tên lửa bay là một bước đi chiến lược của Lầu Năm Góc.
Tờ Defense News đưa thông tin bình luận về khả năng này: "Máy bay F-35 có đủ các cảm biến để theo dõi và hỗ trợ tiêu diệt được tên lửa hành trình của đối phương. Đó là một tính năng đã được trang bị từ lúc sản xuất dòng máy bay này. Và trong tương lai gần, nó sẽ được trang bị các phương tiện để bắn hạ chính các tên lửa đạn đạo ấy trong giai đoạn tăng tốc".
Như vậy, một chiếc F-35 với vận tốc siêu vượt âm sẽ trở thành những mối đe dọa thực sự với các tên lửa đạn đạo nhằm vào nước Mỹ. Không lực Mỹ đang có trong biên chế 119 chiếc F-35A Lightning II, theo kế hoạch dài hạn họ sẽ tiếp nhận tổng cộng 1.763 máy bay loại này.
Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ đang vận hành 57 chiếc F-35B, đây là phiên bản tiêm kích F-35 có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng để triển khai trên tàu đổ bộ tấn công, họ sẽ nhận tất cả 353 chiếc trong dài hạn.
Không quân Hải quân Mỹ mới chỉ sở hữu 26 tiêm kích F-35C, đây là biến thể cất cánh đường băng ngắn để triển khai trên tàu sân bay, trước mắt sẽ có khoảng trên 260 chiếc được chế tạo.
Việc nâng cấp khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo trên nền tảng cảm biến của F-35 là không khó
Như vậy, nếu Mỹ thành công trong việc nâng cấp F-35 trở thành vũ khí phòng thủ tên lửa đạn đạo thì hải lục không quân của Mỹ đều sở hữu đến 2.000 chiếc máy bay có khả năng công thủ toàn diện. Với tham vọng này, Mỹ đã hình thành cho mình một tấm khiên che kín nước Mỹ trước các đòn đánh từ nước ngoài.
Đáng chú ý hơn, các căn cứ toàn cầu của Mỹ trải rộng trên khắp các châu lục trên thế giới đều chứa F-35 và điều này cho phép khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ được nhân lên với quy mô toàn cầu. Ngay trong giai đoạn lấy độ cao, các tên lửa của đối phương đã vào tầm ngắm của F-35 và Mỹ có thể triển khai các biện pháp đánh chặn từ rất sớm, trước khi tên lửa này kịp tiếp cận lãnh thổ nước Mỹ.
Chưa dừng ở đó, Tập đoàn Lockheed Martin còn đưa ra thông báo cho biết các đối tác của Mỹ trên khắp thế giới cũng đã đặt hàng tới 700 chiếc F-35 ở tất cả các phiên bản.
Như vậy, khách hàng mà phần lớn là đồng minh của Mỹ cũng có thể tham gia vào giai đoạn phòng thủ tên lửa đạn đạo toàn cầu này. Trong bối cảnh các đối thủ của Mỹ gồm Nga, Trung Quốc đang ngày càng hoàn thiện, nâng cấp kho tên lửa đạn đạo, đây là bước đi đầy tham vọng về sức mạnh tác chiến vũ trụ của không quân Mỹ thời ông Donald Trump.
Mỹ phòng thủ tên lửa - "vụ lừa đảo" xuyên thế kỷ trị giá 330 tỷ USD? Mỹ đã chi hơn 330 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa từ năm 1983 đến nay và đạt được hiệu quả rất hạn chế. ... |
Tên lửa Pháp hoàn thành thử nghiệm tại Syria Theo AMN, việc quân đội Pháp chính thức sử dụng tên lửa chống tăng hạng nặng MMP tại Mali cho thấy nhiều điều. |