Tình trạng nứt toác mố cầu, lún lượn sống trên mặt cầu đoạn đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không phải đơn giản, đây là vấn đề nghiêm trọng.
Có đủ 3 yếu tố?
Sau khi Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam phát đi thông báo sửa chữa tình trạng lún, nứt ở một số vị trí mố, mặt cầu trên đoạn đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều cơ quan báo chí vào cuộc phản ánh tình trạng nhiều vị trí mố cầu mặt đường lún, nứt toác một đoạn dài, có nơi còn đút vừa cả ngón tay người lớn.
Ngày 29/11/2018, trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục - nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Hội KHKT Cầu đường Việt Nam cho biết, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nứt toác, lún lượn sóng mặt đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
"Việc nứt toác này có nhiều dấu hiệu bất thường đối với đoạn đường mới đi vào hoạt động được từ 6 - 24 tháng. Bê tông nhựa đường cao tốc thường có độ bền từ 12 - 15 năm mới cần đại tu. Mới có mấy tháng mà đã phải sửa chữa như thế này thì là nghiêm trọng đấy!" - ông Trục nói.
Một vị trí mố cầu đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nứt toác, đút vừa cả ngón tay người lớn.
Ông Trục nhận định: "Nguyên nhân khiến mặt đường nứt toác có thể không chỉ là do bê tông nhựa mà là vấn đề móng, nền đất. Cần phải xem độ cao từ mặt đường đoạn mố cầu đến nền nền đất trước khi làm đường bao nhiêu? Việc đắp đường mố cầu có đúng tiêu chuẩn hay không?"
Theo ông Trục, thông thường yêu cầu của việc đắp đường mố cầu ban đầu phải sử dụng đất có nhiều cát, sỏi sạn. Thứ hai là vấn đề thoát nước ở những đoạn này phải thật tốt để không gây nên tình trạng đọng nước.
Thứ ba là lu, lèn, cộng thêm dùng đầm trùy bổ sung để tạo độ chắc cho nền móng đường tạo dựng lên. Thậm chí, các lớp trên như đá dăm, đá cấp phối không đủ cũng khiến mặt cầu nứt toác. Ở đầu cầu thường phải thi công xong cả tuyến đường thì mới được tiến hành làm.
Trước đó, tại nhiều đoạn cầu chui dân sinh trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng thấm, dột nước khiến sau mỗi trận mưa nước chảy thành dòng tại các điểm dưới cầu. Lên tiếng giải thích về hiện tượng này, đại diện VEC cho biết, do hệ thống thoát nước tại các điểm cầu chui chưa hoàn thiện.
Tại một số vị trí phễu thu nước và ống nhựa dẫn nước tuy đã được lắp đặt nhưng chưa đảm bảo kín khít, vì vậy có hiện tượng chảy lan không tập trung từ mặt cầu xuống. Có vị trí cầu bị thấm do băng cản nước được bố trí giữa 2 thân đốt hầm trong quá trình thi công bị xô lệch, gây nên hiện tượng rò rỉ nước từ đỉnh hầm chui.
Ngoài ra khi nước mặt cầu thoát xuống dưới gầm cầu, Nhà thầu chưa thi công rãnh dẫn nước về cống tròn gần đó, dẫn đến nước mưa chảy lênh láng dưới gầm cầu, gây ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân địa phương.
Mặt đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tiếp tục bong tróc.
Giải quyết không đơn giản
GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục cho rằng, nếu nhà thầu chỉ khắc phục tình trạng nứt toác, lún lượng sóng ở các đoạn mố, mặt cầu đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bằng cách bóc mặt đường nứt toác ra để rải một lớp bê tông nhựa khác lên hoặc dùng xi măng trát lại các vết nứt thì không thể giải quyết dứt điểm tình trạng lún, nứt mặt đường.
Cách làm này chỉ khắc phục được trong thời gian ngắn, nếu như cốt nền đã yếu cộng với hệ thống thoát nước kém thì chỉ trong một thời gian ngắn, nước sẽ ngấm xuống nền đường không đảm bảo thì gây ra tình trạng vữa, bở và mặt đường tiếp tục nứt toác.
Muốn xử lý triệt để thì phải kiểm tra lại địa chất khu vực đó, đất đắp đường khu vực đó có đảm bảo hay không, hệ thống thoát nước phải cực kỳ tốt. Khi cả 3 yếu tố này không được đảm bảo thì chắc chắn tình trạng lứt mặt đường vẫn sẽ xảy ra.
"Nếu đã nứt toác đến mức đút được bàn tay vào thì chắc chắn vấn đề không nằm ở chất lượng mặt đường" - GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục khẳng định.
Cao tốc 34.500 tỷ Đà Nẵng - Quảng Ngãi lại xuất hiện "ổ gà"
Những vị trí hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa sửa xong thì trên mặt đường lại xuất hiện nhiều "ổ ... |
Xuất hiện lún ở cầu, cống đường 34.500 tỷ đồng
Có 6 vị trí bị lún ở khu vực đầu mố cầu, cống trên tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng. |