Đừng biến mình thành kẻ vô văn hoá!

Sự xuất hiện bức thư của em Nguyễn Nguyệt Linh - học sinh trường Marie Curie sẽ khiến nhiều người lớn phải xem lại mình.

Rất nhiều người phải nghiêm túc nhìn nhận về hành vi xả rác của mình để cùng nhau tạo nên một đời sống văn minh hơn.

Tổ chức, cá nhân phải đổ rác đúng nơi quy định

Khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải.

Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2014 yêu cầu đối với hộ gia đình phải có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân phải giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định; giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

Như vậy, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải phân loại và đổ rác vào các thùng chứa rác hoặc đổ rác đúng nơi quy định. Hành vi đổ rác ngoài địa điểm quy định là trái pháp luật và sẽ bị xử lý hành chính.

Trong bức thư được lan truyền trên mạng xã hội cô bé đã gửi đi thông điệp thả bóng bay cao lên trời: Bay cao ước mơ của học sinh – Giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển.

Thông điệp của cô bé gửi đi đang khiến nhiều người lớn phải xem lại hành động của mình.

Xả rác, ném rác bừa bãi, không đúng nơi quy định có lẽ chẳng còn xa lạ gì với người Việt, nhất là ở đô thị.

Ở bất cứ đâu, người ta cũng có thể tùy tiện vứt rác mà không cần suy nghĩ, lâu dần trở thành thói quen và gây ảnh hưởng xấu tới lớp trẻ.

Chuyện mang rác từ nhà ném ra đầu ngõ hay thậm chí bỏ sang nhà hàng xóm diễn ra hàng ngày tạo thành lỗ hổng lớn trong văn hóa ứng xử.

Không khó để thấy những hình ảnh ở nhiều đô thị của Việt Nam nhếch nhác vì rác thải. Đáng tiếc là trong danh sách ấy có cả con đường đô thị kiểu mẫu như Lê Trọng Tấn (Hà Nội) đến bán đảo Linh Đàm…[1]

Ngay cả đô thị lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh cũng không thiếu những hình ảnh nhơm nhếch vì rác ô nhiễm xuất hiện gần như ở khắp các con đường trong thành phố…[2]

Tại Huế, chương trình “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng” của đề án Ngày Chủ nhật xanh đã được các tổ chức và cộng đồng dân cư trong tỉnh hưởng ứng quyết liệt và đạt được nhiều hiệu quả.[3]

dung bien minh thanh ke vo van hoa
Thông điệp của cô bé Nguyễn Nguyệt Linh đang lan truyền trên mạng xã hội khiến người lớn phải suy nghĩ. (Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, ý thức xả rác của một bộ phận người dân vẫn không được cải thiện khiến chính quyền thành phố đã ra nhiều văn bản phạt nặng hành vi đổ rác không đúng quy định của người dân.

Đã có nhiều thông điệp được đưa ra, nhiều khẩu hiệu, nhiều chiến dịch được thực hiện thế nhưng chỉ sau vài tuần khi hết chiến dịch… mọi thứ đâu lại vào đó.

Người Việt không rõ có xấu hổ không khi một anh Tây có tên James Joseph Kendall bỗng nhiên nổi như cồn ở Việt Nam vì có hành động…rọn rác.[4]

dung bien minh thanh ke vo van hoa

Những hình ảnh bẩn nhất đường phố, lãnh đạo Hà Nội có biết không?

Cứ mỗi lần có dịp liên hoan công cộng ngoài trời như trung thu, tết dương lịch… chỉ sau lễ hội là… ngập rác.

Với lối sống kiểu “sạch nhà, bẩn ngõ” văn hóa ứng xử của nhiều người Việt đang ở mức báo động đỏ.

Có một điều rất lạ là người Việt đi sang nước ngoài rất lịch sự, bỏ rác rất đúng nơi quy định của nước bạn như khi về nước họ lại trở về với thói tùy tiện xả rác bừa bãi rất thiếu văn hóa.

Kinh hoàng hơn khi nơi nào có biển cấm thì nơi đó lại...ngập ngụa rác. Dường như người ta đang thách thức và thiếu ý thức trong việc đổ rác thải?

Đã tới lúc phải có những biện pháp đủ mạnh để cộng đồng chung tay xóa bỏ thói quen xả rác, gây ô nhiễm môi trườn và khiến nhiều con đường đẹp bỗng trở nên xấu xí.

Không thể đổi lỗi cho bất cứ hành động nào khi xả rác bừa bãi. Người lớn phải làm gương cho con trẻ.

dung bien minh thanh ke vo van hoa
Điều đáng sợ và vô văn hóa nhất của một bộ phận người Việt chính là càng cấm... càng đổ. (ảnh minh họa từ nhiều nguồn)

Cách đây hàng chục năm người dân Singapore cũng ý thức rất kém, xả rác, khạc nhổ bừa bãi.

Chỉ kêu gọi không chẳng giải quyết được gì, Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ấy đã phải dùng biện pháp xử phạt rất nặng để răn đe người vi phạm.

Hình thức tố giác người vi phạm đã được sử dụng, để giảm bớt gánh nặng cho nhà nước.

Người tố giác sẽ được thưởng 1/2 số tiền nộp phạt.

Người vi phạm ngoài bị phạt tiền ra, còn bị phạt đánh một roi, bắt đi lao động công ích 3 tháng (dọn rác, móc cống) và bị đăng hình ảnh trên báo.

Với người Hàn, xử lý rác không đơn giản chỉ đổ rác mà là "phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định".

Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được giáo dục về "văn hóa đổ rác" từ cách nhận biết các chất liệu, cách thu gom, phân loại rác và ý thức để rác đúng nơi, đúng chỗ.[5]

Rồi màu sắc của túi đựng rác ở mỗi địa phương cũng khác nhau... Nếu đổ rác không đúng quy định, người dân sẽ bị phạt rất nặng.

Tại Việt Nam, các quy định cụ thể đã có nhưng vẫn chưa phạt được hành vi xả rác vô văn hóa và như thông điệp của cô bé Nguyệt Linh hành vi xả rác vô văn hóa của con người sẽ giết ước mơ của bao động vật khác và chính cả của con người.

Đổ rác không đúng nơi quy định bị phạt đến 7 triệu đồng

Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, tùy vào địa điểm vứt, đổ rác mà hành vi đổ rác không đúng nơi quy định có các mức phạt khác nhau, cụ thể:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

- Phạt tiền từ 05 - 07 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

* Tài liệu tham khảo

[1] //cand.com.vn/Ban-doc-cand/Duong-kieu-mau-Thu-do-nhech-nhac-vi-rac-546868/

[2] //thanhnien.vn/thoi-su/rac-o-nhiem-giua-thanh-pho-1107108.html

[3] //laodongthudo.vn/van-hoa-ung-xu-tu-nha-ra-pho-khong-con-sach-nha-ban-ngo-89692.html

[4] //dantri.com.vn/doi-song/ong-tay-mot-minh-don-rac-pho-co-den-2-gio-sang-gay-sot-mang-20180928112249281.htm

[5] //tuoitre.vn/hoc-van-hoa-do-rac-cua-nguoi-han-20180115092618716.htm

Trần Phương

dung bien minh thanh ke vo van hoa Đừng để đám người vô văn hóa lao vào VFF đòi vé làm hoen ố hình ảnh thương binh

Những kẻ quá khích đang chà đạp lên chính sách nhân văn của bóng đá Việt Nam, đồng thời làm hoen ố hình ảnh đáng ...

dung bien minh thanh ke vo van hoa Thái độ vô văn hóa của nghệ sĩ trẻ: Vết hằn trong lòng công chúng

“Bệnh” ngôi sao và sự thiếu tôn trọng trong làng giải trí, chuyện ứng xử không hay của nghệ sĩ trẻ với các bậc đàn ...

dung bien minh thanh ke vo van hoa Hài “Loa phường“: Vừa vô văn hoá lại nhạt như nước ốc

Dựa vào việc chỉ phát trên Youtube, những người thực hiện ngày càng sa đà vào các nội dung vô văn hoá, chọc cười nhạt ...

/ giaoduc.net.vn