Cơn khát lao động lành nghề đang là thách thức lớn của Đức và họ đang tìm kiếm lao động từ các nước như Việt Nam, Mexico, Philippines, Ấn Độ, Brazil...
Ngày 14/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng sẽ khiến các công ty bỏ đi và kêu gọi tuyển lao động ngoài châu Âu.
Đài Deutsche Welle dẫn lời bà Merkel cho hay, Đức đang cố gắng giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong nước bằng việc đẩy mạnh đào tạo cũng như tìm kiếm nhân lực từ các nước láng giềng trong khối Liên minh châu Âu (EU).
"Nhưng điều đó cũng chưa đủ và đó là lý do chúng ta đang tìm kiếm lao động có kỹ năng bên ngoài EU", bà Merkel khẳng định.
Theo Deutsche Welle, Chính phủ Đức đang tìm kiếm lao động từ các nước như Việt Nam, Mexico, Philippines, Brazil, Ấn Độ…
Để thực hiện chiến lược này, Đức trước tiên sẽ tiến hành khảo sát các lĩnh vực, ngành nghề thiếu hụt nghiêm trọng người lao động lành nghề, tìm hiểu nước có thể đáp ứng; tư vấn cho lực lượng lao động và các doanh nghiệp quan tâm, xây dựng cổng Internet "Make it in Germany" bằng nhiều ngôn ngữ; đào tạo ngôn ngữ và kiểm tra tay nghề.Trước đó, vào năm 2018, Chính phủ Đức đã đưa ra một chiến lược về lực lượng lao động, tập trung vào 3 nhóm gồm lực lượng trong nước Đức, từ châu Âu và nước thứ 3. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn nhân lực trong nước không thể đảm bảo, xu hướng người châu Âu di cư giảm, Berlin giờ đây phải tập trung vào nhóm nhân lực thứ 3, trong đó tập trung vào khu vực châu Á và Nam Mỹ.
Ngoài ra, Cơ quan Lao động liên bang đóng vai trò hỗ trợ trung gian, thu thập kinh nghiệm qua các dự án thí điểm và xây dựng cơ cấu hợp tác ở các nước. Chính phủ Đức kỳ vọng luật mới về lao động di cư sẽ thu hút được ít nhất 25.000 người tới Đức mỗi năm.
Đức dự kiến áp dụng luật lao động có kỹ năng nhập cư từ ngày 1/3/2020 nhằm tạo điều kiện cho các lao động bên ngoài EU đến nước này.
Đức hiện đang thiếu hụt kỹ sư điện tử, cơ điện tử, nhà khoa học máy tính, phát triển phần mềm, đầu bếp, y tá, nhân viên chăm sóc người già…
Đáp lại các lo ngại về việc tiếp nhận lao động nhập cư, Bộ trưởng lao động Đức Hubertus Heil nhấn mạnh rằng "đây không phải là sự nhập cư vô kiểm soát, mà là chúng ta cần những người có trình độ để giữ vững kinh tế đất nước trong tương lai".
An Nhiên 16/12/2019 07:40
Vợ tài phiệt Hàn Quốc đòi chia tài sản 1,2 tỷ USD khi ly hôn để chồng tự do “tìm kiếm hạnh phúc”
“Tôi không còn nhìn thấy hi vọng nữa. Đã đến lúc để chồng tôi ra đi và tìm kiếm thứ hạnh phúc ông ấy muốn ... |
Hạ thủy tàu tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS 9316
Tàu tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS 9316 mang tên Yết Kiêu được hạ thủy tại Nhà máy Z189, Tổng cục Công ... |
Nỗ lực tìm kiếm 6 thuyền viên tàu cá Việt Nam mất tích tại Hàn Quốc
Hôm nay (23/11) đã là ngày thứ 5 xảy ra vụ cháy tàu cá Hàn Quốc, công tác tìm kiếm các thuyền viên mất tích ... |