Đưa bệnh viện lên sàn: Viện phí có tăng, \"lót tay\" sẽ hết?

Chủ tịch VAFI – ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng nên cổ phần hóa bệnh viện công song cần có cơ chế đặc thù để không sa vào kinh doanh thuần túy.

dua benh vien len san vien phi co tang lot tay se het Bệnh viện Việt Đức bác tố cáo \'trì hoãn mổ bệnh nhân vì không có tiền lót tay\'
dua benh vien len san vien phi co tang lot tay se het Các bệnh viện Hà Nội chính thức tăng giá viện phí

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản đề xuất các giải pháp cải tổ hệ thống bệnh viện công lập. Theo đó cần cổ phần hóa bệnh viện công, niêm yết lên sàn chứng khoán để công khai minh bạch.

Đề xuất này của VAFI khiến dư luận băn khoăn: Cổ phần hóa bệnh viện thì người dân được lợi gì? Liệu viện phí có tăng?...

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hải – Chủ tịch VAFI để làm rõ vấn đề trên.

dua benh vien len san vien phi co tang lot tay se het

Chủ tịch VAFI - ông Nguyễn Hoàng Hải

Thưa ông Nguyễn Hoàng Hải, xin ông nói rõ hơn về đề xuất đưa các bệnh viện công lên sàn của VAFI?

Xuất phát từ thực tế, thời gian vừa qua hệ thống bệnh viện công lập tồn tại nhiều hạn chế, tiêu cực mà chưa tìm ra hướng thay đổi hữu hiệu, cụ thể như suất đầu tư cho hạ tầng, máy móc có khi gấp đôi so với khu vực tư nhân, giá thuốc mua vào đắt đỏ do thiếu cơ chế đấu thầu công khai minh bạch, nạn phong bì phong bao của y bác sĩ, rồi quá tải tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội, TP.HCM, đang có khoảng cách rất lớn về chất lượng khám chữa bệnh giữa thành thị và nông thôn…

Do đó tôi nghĩ cần phải cải tổ hệ thống bệnh viện công phù hợp với xu thế phát triển chung của kinh tế thị trường.

Cụ thể VAFI đề xuất ba giai đoạn. Bắt đầu bằng việc chuyển toàn bộ bệnh viện Nhà nước từ hình thức đơn vị sự nghiệp công lập sang phương thức doanh nghiệp công ích hoạt động theo luật Doanh nghiệp.

Tiếp đó cổ phần hóa các bệnh viện mạnh và đầu ngành như Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện K, Phụ sản Trung ương, bệnh viện Chợ Rẫy… và các bệnh viện xin tự nguyện cổ phần hóa. Sau đó thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp tạo điều kiện dễ dàng huy động được vốn từ thị trường chứng khoán.

Giai đoạn cuối cùng, dự kiến sau khi cổ phần hóa thành công khoảng 30 bệnh viện lớn nhất cả nước, tự bản thân các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn phát triển quy mô doanh nghiệp, từ đó họ đề xuất Chính phủ, bộ Y tế cho hợp nhất, sáp nhật nhiều bệnh viện tỉnh, huyện thành hệ thống bệnh viện quy mô khép kín.

Hiện nay có bệnh viện Giao thông Vận tải là bệnh viện đầu tiên cổ phần hóa thành công với các chỉ số kinh doanh được đánh giá là rất khả quan. Xin ông cho biết đề xuất CPH các bệnh viện công sắp tới có tham khảo gì từ mô hình này không?

Sau 1 tuần nữa chúng tôi sẽ có so sánh kinh nghiệm quốc tế, đánh giá mô hình CPH tại bệnh viện Giao thông Vận tải. Hiện nay bệnh viện GTVT đang thực hiện CPH theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước. Từ thí điểm đó, chúng tôi đề xuất là CPH các bệnh viện công lập, nhưng phải có đặc thù.

Mục tiêu của hệ thống bệnh viện công lập vẫn phải là khám chữa bệnh cho người dân là chính, vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, chính sách dành cho người nghèo, các nhiệm vụ chính trị cấp bách... Nói tóm lại, các nhiệm vụ chính của bệnh viện công vẫn giữ nguyên, nhưng chất lượng phục vụ sẽ tốt hơn.

Chúng ta đều biết, mục đích cuối cùng của các bệnh viện công không phải là hoạt động kinh tế, kinh doanh người bệnh. Song thực tế hiện nay, tại hệ thống này, hoạt động kinh tế đã bị trục lợi, bị cá nhân hóa rồi. Từ mua sắm thiết bị không minh bạch, đội giá, gửi giá đến nạn phong bì phong bao rồi kê đơn thuốc tràn lan để lấy hoa hồng, chất lượng thuốc không đảm bảo như vụ VN Pharma vừa rồi... Do đó, đề xuất của chúng tôi là giữ nguyên nhiệm vụ chính trị của các bệnh viện công, chỉ nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời cải tổ để minh bạch hóa hoạt động kinh tế của các bệnh viện này.

Như vậy người dân có lợi gì? Liệu viện phí có tăng không, thưa ông?

Thứ nhất, người dân sẽ được phục vụ tốt hơn do bệnh viện được quản trị theo đúng xu hướng thị trường. Sẽ không còn tình trạng quản lý và phục vụ người bệnh theo kiểu hành chính chậm chạp như cũ. Không còn cảnh bác sĩ gác chân lên ghế khi trao đổi với người nhà bệnh nhân như vụ việc ở bệnh viện Mắt TW vừa rồi. Việc yêu cầu bệnh nhân chiếu chụp không cần thiết, kê đơn thuốc tràn lan để lấy hoa hồng hay là phong bì phong bao sẽ không còn do mọi hoạt động lẫn chi phí đều phải được thực hiện công khai, minh bạch.

dua benh vien len san vien phi co tang lot tay se het

Sau cổ phần hóa bệnh viện công, VAFI tin tưởng hiện tượng quá tải bệnh viện sẽ không còn (ảnh minh họa).

Nếu đề xuất này được duyệt và khi trển khai đến giai đoạn ba, nghĩa là sáp nhập các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện vào các bệnh viện lớn ở TW thì người dân sẽ được thụ hưởng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao ngay tại chỗ, không cần đi lên bệnh viện tuyến cuối và phải chịu cảnh chen chúc, quá tải.

Còn viện phí thì tôi nghĩ sẽ không tăng hoặc không tăng nhiều. Bởi vì khi công khai minh bạch mọi hoạt động của bệnh viện công, các chi phí thất thoát sẽ không còn, hơn nữa các bệnh viện sau cổ phần hóa cũng sẽ phải cạnh tranh với nhau để phục vụ người bệnh tốt hơn.

Mặt khác, chúng ta nhìn vào kinh nghiệm cổ phần hóa các nhà máy điện nhà máy nước thì thấy sau cổ phần hóa, giá vẫn do Nhà nước quy định, đầu ra đầu vào Nhà nước quản lý rồi, doanh nghiệp chỉ thu lợi được những cái gì mà họ tiết kiệm được, nhờ đó mà người dân cũng được hưởng lợi từ sự tiết kiệm này.

Xin cảm ơn ông!

http://www.nguoiduatin.vn/dua-benh-vien-len-san-vien-phi-co-tang-lot-tay-se-het-a339495.html

/ Minh Minh/nguoiduatin.vn