Ngoài các đối tượng bị khởi tố, liệu có những đối tượng đứng sau “chống lưng” và cùng nhóm lợi ích với các đối tượng này?
Các cơ quan chức năng từng đưa ra con số, có khoảng 60 - 70% vụ việc khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai. Trong đó, số vụ việc dính dáng đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là rất lớn.
Có thể nói, hầu hết các dự án GPMB từ nhỏ đến lớn đều có KNTC, chỉ khác nhau mức độ gay gắt, dai dẳng và đông người mà thôi. Nhưng, với những vụ đã được điều tra, khởi tố vụ án thì phần lớn đều dính một nhóm cán bộ: Từ địa chính phường, xã cho đến cấp phê duyệt cuối cùng. Và vụ án khởi tố 17 đối tượng liên quan đến công tác GPMB ở dự án Thủy điện Sơn La cũng không ngoại lệ.
Trong nhiều vụ án, khi chưa có đủ chứng cứ, nhiều đối tượng chỉ bị khởi tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng sau quá trình điều tra, không ít đối tượng đã bị khởi tố thêm tội “cố ý làm trái” hoặc nhận hối lộ…
Thủy điện Sơn La là đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Riêng GPMB cho dự án Thủy điện Sơn La được lập hẳn thành dự án riêng biệt, bởi số lượng di dân rất lớn và là chương trình trọng điểm Quốc gia. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, vụ án này tuy chỉ mới tập trung vào thời gian đền bù GPMB trong khoảng 1 năm (tháng 4/2014 – 3/2015), các đối tượng đã đục khoét làm thất thoát ngân sách khoảng vài chục tỷ đồng, trong đó rất nhiều hồ sơ bị khai khống.
Vụ án này là minh chứng điển hình cho nhóm lợi ích. Tại thời điểm xảy ra vụ án: Từ cán bộ địa chính ở xã, chuyên viên, trưởng phòng TN&MT, Phó Chủ tịch huyện cho đến Giám đốc sở TN&MT đều mắc sai phạm.
Mặt khác, dự án GPMB này kéo dài hơn chục năm qua đã có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo liên tục từ đó đến nay. Và vụ án này cũng xuất phát từ những lá đơn KNTC. Do đó, nhiều khả năng, việc khởi tố 17 đối tượng chỉ là “đột phá khẩu”, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục truy dấu vết có hay không những sai phạm khác trong công tác GPMB từ những năm đầu của thế kỷ XXI cho đến nay.
Bước đầu dư luận được biết, có 2 đối tượng đã được thăng chức khi chưa bị phát giác. Cả hai đối tượng đó đều lên chức Phó Giám đốc sở: Một là ở sở Tài chính, một ở sở TN&MT.
Dư luận chợt giật mình. Những dấu hiệu sai trái của hai đối tượng này không chỉ chậm bị phát hiện mà còn được nhìn nhận có thành tích. Bởi có thành tích mới được thăng chức. Trong đó có một vị từ Trưởng phòng lên Phó Chủ tịch huyện rồi lên Phó Giám đốc sở.
Rất mừng là Công an tỉnh Sơn La bước đầu đã phanh phui những dấu hiệu phạm tội của các đối tượng này. Nhưng làm gì để hạn chế tối đa những vụ việc này mới là vấn đề dư luận quan tâm.
Để hạn chế nó, dư luận có quyền đặt ra câu hỏi: Với dự án trọng điểm Quốc gia này, tầng tầng lớp lớp kiểm tra, kiểm soát, từ nội bộ cho đến các cơ quan chức năng nhưng vì sao vẫn để xảy ra hậu quả như vậy? Ngoài các đối tượng bị khởi tố, liệu còn những ai đứng sau lưng “bật đèn xanh” và cùng nhóm lợi ích với các đối tượng này?
Vì sao 2 phó giám đốc sở ở Sơn La bị bắt?
Phó giám đốc Sở Tài chính và Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Sơn La bị bắt vì những sai phạm trong công tác ... |
Đã có gần 20 người bị bắt liên quan tới dự án tái định cư TĐ Sơn La
Theo thông tin Dân Việt có được, trong vụ bắt giữ hàng loạt cán bộ nghi vấn liên quan đến sai phạm thực hiện nhiệm ... |
http://www.nguoiduatin.vn/du-luan-giat-minh-sau-vu-an-khoi-to-17-doi-tuong-o-son-la-a347835.html