Sổ hộ khẩu, từ một loại giấy tờ xác nhận nơi cư trú của công dân, để quản lý về mặt dân cư, nhưng theo thời gian đã bị lạm dụng, trở thành một điều kiện để được sử dụng các dịch vụ xã hội.
Hiện tại còn rất nhiều thủ tục hành chính ăn theo sổ hộ khẩu. Ảnh: Hải Nguyễn
Nỗi khổ của những “công dân hạng hai”!
Những ngày qua khi clip bạo hành trẻ em liên tục được tung ra, những người ngoại tỉnh đang sinh sống và làm viêc tại các thành phố (chủ yếu là công nhân) lo ngay ngáy về chuyện học hành của con.
TS Vũ Thu Hương (giảng viên Đại học sư phạm Hà Nội) khuyên các ông bố bà mẹ nên gửi con vào những trường học uy tín, hoặc trường công lập để giảm nguy cơ bị bạo hành. Vì trường công, ít ra các cô phải chịu áp lực thành tích, hiếm có chuyện bạo hành trẻ dã man như vậy.
Tuy nhiên, đối với con em của người dân tỉnh lẻ, công nhân, để xin vào được trường công là vấn đề nan giải, vì gặp phải “rào cản” từ sổ hộ khẩu. Con em họ luôn phải xếp hàng sau những đứa trẻ có hộ khẩu thành phố khi xin vào học ở các trường công lập.
Ngoài những rắc rối về việc xin học cho con, những người lao động còn khổ vì một loạt thủ tục khác được đặt ra để “ăn theo” sổ hộ khẩu. Hiện nay có hơn 20 loại thủ tục liên quan đến đời sống người dân, yêu cầu phải có hộ khẩu. Từ việc làm giấy khai sinh cho đến giấy chứng tử, hay sử dụng các dịch vụ xã hội khác.
“Khu nhà ở của tôi nhiều gia đình chưa có hộ khẩu, mà đã không có hộ khẩu thì không được cấp nước sạch. Muốn có nước sạch sử dụng, không còn cách nào khác phải cắn răng mua với giá cao gấp nhiều lần so với người có hộ khẩu.
Chúng tôi ví mình là những “công dân hạng hai”, chịu sự phân biệt trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội. Trong khi chúng tôi thực hiện nghĩa vụ như một người có hộ khẩu, chỉ khác về quyền lợi được hưởng” – anh H.V.T (đang ở tại một khu chung cư ở quận Bắc Từ Liêm-Hà Nội) – chia sẻ.
Đủ kiểu "ăn theo" sổ hộ khẩu
Thời gian qua, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, bỏ sổ hộ khẩu hướng đến quản lý dân cư bằng mã số định danh cá nhân, người dân đã bày tỏ vui mừng, ủng hộ.
Đánh giá về chủ trương này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Pha cho rằng, cần bỏ các thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu càng sớm càng tốt, vì nó có lợi cho đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Có điều, dù không có trong quy định pháp luật, nhưng hiện nay nhiều giao dịch dân sự đều yêu cầu phải có hộ khẩu như lắp đặt Internet, công tơ điện, nước, điện thoại… Sự “ăn theo” này đi xa với mục đích ra đời của sổ hộ khẩu, trở thành những “biến tướng” ám ảnh người dân.
Sổ đỏ ghi tên cả gia đình: Tạo nhiều rối ren, gây tranh cãi Quy định sổ đỏ ghi tên tất cả thành viên trong gia đình đang gây xôn xao dư luận. Một số ý kiến cho rằng, ... |
Sau khi bỏ sổ hộ khẩu, con em tỉnh lẻ có được học ở Hà Nội? Sau khi thông tin về việc bỏ sổ hộ khẩu, nhiều người dân vẫn thắc mắc và đặt câu hỏi liệu con em của họ ... |