Bản đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư dự án Marina Complex quá sơ sài mà sao vẫn được duyệt?
Hội nghị phản biện về dự án Bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng tổ chức vào ngày 7/5/2019.
Trong hội nghị, chủ đầu tư dự án đã không đưa ra được những con số thống kê cụ thể khiến các nhà khoa học không thống nhất đánh giá tác động của việc lấn sông.
Trao đổi với Đất Việt ngay sau khi tham dự Hội nghị, KTS Trần Dân - Phó Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường TP. Đà Nẵng tỏ rõ sự không hài lòng về cách làm việc của chủ đầu tư và cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng khi để cho một doanh nghiệp lấn tới 60ha đất mặt nước sông Hàn làm dự án mà không cần dựa trên những cơ sở khoa học cụ thể.
"Bản đánh giá tác động môi trường mà chủ đầu tư dự án Marina Complex đưa ra quá sơ sài, không có những thống kế chi tiết nên không thể đánh giá một cách chân thực về độ ảnh hưởng của dự án tới dòng chảy của sông Hàn. Nếu chỉ nhìn vào bản đánh giá mà chủ đầu tư đưa ra thì không thể nói lên được điều gì" - KST Trần Dân nói.
Theo KTS Trần Dân, trong bản đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư dự án Marina Complex ít nhất cũng phải thể hiện được lưu lượng nước mùa lũ, mùa khô đi qua khu vực làm dự án là bao nhiêu? Lưu lượng đó thay đổi trước và sau khi làm dự án như thế nào?
Việc thay đổi lưu lượng này ảnh hưởng gì tới lượng nước lưu thông qua các cầu vượt sông Hàn và ảnh hưởng chung tới hơi việc bồi, đắp của cả dòng sông?
Nhưng trong bản đánh giá tác động môi trường dự án Marina Complex lại không có những nội dung tối thiểu như trên.
Phó Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường TP. Đà Nẵng không hiểu sao với bản đánh giá tác động môi trường này mà cơ quan chức năng vẫn cấp phép, chấp thuận cho doanh nghiệp làm dự án Marina Complex để đến bây giờ dẫn tới hậu quả phức tạp, tốn nhiều công sức để giải quyết.
GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Khoa Xây dựng Thủy lợi, Đại học Bách khoa Đà Nẵng cũng là một trong những chuyên gia được mời phản biện về dự án Marina Complex khẳng định, chắc chắn dự án này đã và đang làm ảnh hưởng tới dòng chảy, vận tốc dòng chảy của sông Hàn bởi diện tích lấn đất mặt nước của dự án là rất lớn.
Ở cửa sông Hàn đã cho lấn vịnh Đà Nẵng, cùng với hệ thống bê tông, đá ngầm khi xây dựng cầu Thuận Phước và nhiều cây cầu khác nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thoát lũ và bồi lắng cảng Tiên Sa.
Ngoài việc bản đánh giá tác động môi trường dự án Marina Complex không đủ nội dung, vị chuyên gia này còn đặt ra vấn đề con số mà chủ đầu tư thể hiện thông số đầu vào trong bản đánh giá này có đáng tin cậy hay không?
Trong bối cảnh dự án Maria Complex đang được triển khai nhưng với việc khảo sát sơ sài như thế, GS.TS Nguyễn Thế Hùng cho rằng cần phải để các bên liên quan và nhà khoa học vào cuộc khảo sát, đưa ra được những kết luận cụ thể về việc dự án làm ảnh hưởng tới sông Hàn như thế nào thì lúc đó mới có căn cứ để điều chỉ lại thiết kế dự án sao cho phù hợp, không ảnh hưởng tới môi trường và người dân.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng cùng cần khẩn trương đưa ra những quy định cụ thể về việc dự án có thể lấp tối đa bao nhiêu diện tích đất mặt nước của sông Hàn làm dự án để tránh những hệ quả tương tự về sau.
KTS Phan Đức Hải - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Đà Nẵng thì kiên quyết khẳng định, dự án Marina Complex phải bị thu hồi, không cho phép lấn chiếm đất mặt nước sông Hàn. Bởi, dự án này làm thu hẹp lòng sông thêm 60 - 100 m. Hình dáng tam giác của bờ kè gây ức chế về thị giác, tạo cảnh quan dòng sông Hàn xấu đi.
“Quy hoạch đã sai ngay từ định hướng, nên việc biện minh 4 lần “điều chỉnh quy hoạch theo hướng tốt hơn” là ngụy biện cho quyết định sai ngay từ ban đầu.
Tốt nhất nên dừng lại để xây dựng một tầm nhìn mới có thể đạt được qua một đồ án quy hoạch tổng thể, trong đó cân bằng lợi ích chính đáng của nhà đầu tư" - ông Hải đề nghị.
Phản biện dự án lấn sông Hàn: Không đáng kể thế nào?
Dự án Marina Complex xây kè, lấn sông gần xong, hội thảo phản biện xã hội mới được tổ chức song nhiều chuyên gia xác ... |