- Lệ Nam chiến thắng thử thách hùng biện tại 'Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022'
- Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền viết ca khúc song ngữ cho "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam"
Tập 5 "Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022" chia sẻ cho khán giả hành trình các thí sinh lan tỏa thông điệp tích cực qua những dự án nhân văn.
Tại tập 5 Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, các thí sinh đối diện với thử thách xây dựng và lên ý tưởng cho một dự án cộng đồng.
Top 58 chia làm 4 nhóm xây dựng dự án cộng đồng và trực tiếp đến những nơi thực tế để tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về dự án của nhóm mình.
Theo đó, các thí sinh sẽ được chia làm 4 nhóm ghé thăm các địa điểm gồm: Ngôi nhà One Body Village (OBV), Văn phòng VinaCapital Foundation, Đoàn Lô Tô Sài Gòn Tân Thời để khảo sát và thu thập chất liệu, từ đó lên ý tưởng trình bày về 4 dự án cộng đồng khác nhau.
Mỗi nhóm sẽ làm một video không quá 3 phút chứa từ khóa “Ngân hàng hạnh phúc”, mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thuyết trình trước giám khảo.
Trước khi bước vào phần thuyết trình trước ban giám khảo, các thí sinh đã có cơ hội đến tận nơi để tìm hiểu cũng như lấy chất liệu, lên ý tưởng thực hiện dự án.
Theo đó, đội của HLV Kim Duyên nhận được hai chủ đề là Dự án nghề nghiệp bền vững cho cộng đồng LGBTQ+ (Đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời) và Dự án Mở đường đến Tương lai (VinaCapital).
Còn đội HLV Mâu Thủy sẽ có 2 chủ đề: Dự án Nhịp cầu hạnh phúc (Ngôi nhà One Body Village (OBV) và Dự án Nhịp tim Việt Nam (VinaCapital).
Nhóm đầu tiên thuyết trình là "Dự án Nhịp cầu hạnh phúc - Ngôi nhà One Body Village (OBV)", nhóm mang đến những số liệu thiết thực về tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, kêu gọi đóng góp quỹ tương lai mới để các em tham gia. Đương kim Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Nguyễn Trần Khánh Vân là đại sứ đồng hành hơn 2 năm của OBV, cô đã cùng OBV hỗ trợ những trẻ em gái và tham gia nhiều chuyến giải cứu, giúp đỡ những trường hợp trẻ em gái bị xâm hại tình dục hoặc có nguy cơ bị khai thác tình dục.
Nhóm thí sinh tiếp theo mang đến "Dự án Mở đường cho tương lai (VinaCapital)" về vấn đề đến trường của trẻ em gái người dân tộc thiểu số.
Dự án thứ ba đó là "Nghề nghiệp bền vững cho cộng đồng LGBTQ+ (Đoàn Lô Tô Sài Gòn Tân Thời)". Đại diện cho nhóm thuyết trình, thí sinh chuyển giới Đỗ Nhật Hà cho biết sẽ tổ chức kết nối doanh nghiệp khác, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của người thuộc cộng đồng LGBTQ+.
Là nhóm cuối cùng bước vào phần thi, các thí sinh đảm nhận dự án "Nhịp tim Việt Nam (VinaCapital)" đã khiến cả trường quay xúc động và phải nén nước mặt vì truyền tải câu chuyện nhân văn.
Chia sẻ về câu chuyện cậu bé bị tim bẩm sinh đằng sau đó, nhóm muốn kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức ủng hộ quỹ tim Việt Nam.
Với chuỗi hoạt động thiết thực và câu chuyện chạm đến trái tim, nhóm đã nhận được sự đồng cảm lớn từ phía giám khảo.
Đánh giá chung về dự án, Giám khảo Hoàng My cho rằng các bạn cần có ví dụ cụ thể để thuyết phục hơn. Cuối cùng, dự án “Nhịp cầu hạnh phúc” nhận về số tiền 200 triệu đồng từ nhà tài trợ.
Kết thúc thử thách thi thuyết trình, các HLV đã chọn ra 5 thí sinh chưa thể hiện bản thân tốt, có điểm số thấp nhất bước vào phần thi “đánh giá và loại”. Sau phần thi, 5 thí sinh Ánh Hồng, Diễm Trinh, Hoàng Yến, Hạnh Nguyên, Hồng Anh sẽ tạm nói lời chia tay với giấc mơ chinh phục chiếc vương miện.