Vào tuần rồi, đoạn video về cuộc phỏng vấn Thái tử Mohammed bin Salman trên truyền hình 8 tháng trước được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Ả Rập Saudi. Khi đó, ông Salman hứa hẹn sẽ đưa cuộc chiến chống Iran vào ngay bên trong nước này.
Ả Rập Saudi
Một phần lý do người ta quan tâm đến đoạn video là các cuộc biểu tình bạo lực vừa xảy ra ở Iran. Hiện chưa rõ Riyadh có can dự để kích động người biểu tình hay không, như cáo buộc của giới lãnh đạo Iran. Điều rõ ràng là Thái tử Ả Rập Saudi đã có một số động thái chống lại Iran ở khu vực nhưng vẫn chưa giành được thắng lợi nào.
Trong lúc các kẻ thù của MBS, tên gọi tắt của Thái tử Salman, "chưa đổ nhiều mồ hôi" thì các đồng minh lại phát đi những dấu hiệu lo ngại. Theo trang Bloomberg, không ít nhà ngoại giao tại các nước Hồi giáo dòng Sunni, Mỹ và châu Âu đang giữ khoảng cách hoặc lên tiếng phản đối những động thái mạo hiểm của Riyadh thời gian qua.
Một số chuyên gia cho rằng MBS tiếp cận chính trường trong và ngoài nước theo một cách thức táo bạo như nhau nhưng kết quả đạt được lại không giống nhau. Trong nước, MBS đã gạt bỏ mọi đối thủ cạnh tranh để củng cố quyền lực nhanh chưa từng có. Dù vậy, những động thái của ông tại Yemen, Qatar và Lebanon lại đang tạo ra không ít nguy cơ.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (phải) tiếp Thủ tướng Lebanon Saad Hariri ở Riyadh năm ngoái Ảnh: AP
Chẳng hạn, các thành phố Ả Rập Saudi giờ đây đã trở thành mục tiêu tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen. Ít nhất 2 tên lửa của Houthi, được cho là được Iran hậu thuẫn, đã bắn về phía Riyadh kể từ tháng 11-2017. Dù không gây thiệt hại đáng kể song vụ việc là lời nhắc nhở MBS rằng chiến dịch quân sự do Ả Rập Saudi đứng đầu ở Yemen vẫn chưa khuất phục được nhóm này.
Một thất bại khác là sự can dự vào chính trường Lebanon. Trong chuyến thăm Riyadh hồi tháng 11-2017, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đột ngột thông báo từ chức - một động thái được cho là có sự nhúng tay của nước chủ nhà nhằm làm suy yếu phong trào Hezbollah, một đồng minh của Iran. Dù vậy, ông Hariri rốt cuộc vẫn quay trở lại làm thủ tướng trong lúc những người Sunni ở Lebanon quay sang chỉ trích chiêu trò của Ả Rập Saudi.
Ngoài ra, chiến dịch phong tỏa Qatar của nhóm nước do Ả Rập Saudi đứng đầu (với lý do Doha ủng hộ phần tử cực đoan và quá thân với Iran) vẫn chưa mang lại kết quả như kỳ vọng mà chỉ khiến tình hình vùng Vịnh thêm bất ổn. Chính phủ Qatar hôm 10-1 chỉ trích Ả Rập Saudi đang phát động chiến tranh kinh tế chống lại mình và cho biết có kế hoạch đòi bồi thường những thiệt hại gặp phải vì cuộc phong tỏa từ tháng 6-2017 này.
Kết cục nào cho khủng hoảng vùng Vịnh?
Năm 2017, những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa các thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã ... |
Ả Rập Saudi: Đòi lại đặc quyền, 11 hoàng tử bị bắt giam
Giới chức Ả Rập Saudi đã bắt giam 11 hoàng tử biểu tình phản đối quyết định ngưng một số khoản trợ cấp của chính ... |