Giá xăng, dầu ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm nếu không được công ai thì doanh nghiệp sao biết điều chỉnh giá thành sản phẩm?
Bộ Công thương đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Danh mục bí mật Nhà nước của ngành. Trong đó đáng chú ý, báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu chưa công bố; phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố được xếp vào dạng tài liệu mật.
Ngày 26/4/2019, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) bày tỏ sự không đồng tình với quy định trong dự thảo mà Bộ Công thương đang lấy ý kiến.
Trên thực tế, xăng dầu và điện là hai mặt hàng thiết yếu được Nhà nước đưa vào danh mục quản lý giá, có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống người dân.
Giá xăng dầu và giá điện luôn được nhà điều hành xem là “nhạy cảm”. Do vậy, các kịch bản điều hành luôn được các bộ ngành giữ kín trước khi công bố phương án chính thức.
Theo ông Hải, kinh doanh xăng dầu, điện đang là sân chơi độc quyền của Bộ Công thương. Chính vì thế, mỗi quyết định về giá cả về 2 mặt hàng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất, vận tải và đời sống tiêu dùng của người dân.
Giá xăng dầu, giá điện được giữ bí mật đẩy doanh nghiệp và người dân luôn ở thế bị động.
Nếu phương án kinh doanh và phương án điều chỉnh giá xăng dầu, điện là bí mật cho đến khi được công bố thì các doanh nghiệp sản xuất, vận tải sẽ luôn ở thế bị động, không biết để có kế hoạch đối ứng có thể sẽ dần tới tình trạng thua lỗ.
Cũng có ý kiến cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, giá cả các mặt hàng cần phải được công khai, để cho thị trường tự điều tiết.
Tuy nhiên, ông Hải lại lo ngại tình trạng việc quá công khai phương án giả cả xăng dầu cũng có thể dẫn tới tình trạng đầu cơ, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ găm hoặc xả hàng nếu như biết được thông tin giá cả trong tương lai.
Chính vì thế, Phó Chủ tịch VAFI cho rằng, kế hoạch, phương án kinh doanh mặt hàng xăng dầu, điện là vấn đề lớn. Về mục tiêu tổng thể của từng quý trong năm hay từng thời kỳ cần phải được công khai, minh bạch.
"Giá xăng dầu phụ thuộc nhiều vào thế giới nên mức kế hoạch điều chỉnh có thể giữ bí mật trước khoảng 1 tháng khi công bố. Còn ngành điện hiện nay là độc quyền của Bộ Công thương nên không thể giữ bí mật, phải công khai để cho người dân và doanh nghiệp khác được biết, đây là quyền lợi của khách hàng và cũng là trách nhiệm của nhà cung cấp" - ông Hải nói.
Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng không đồng tình với quy định đóng dấu mật vào phương án giá điện của Bộ Công thương.
VCCI nhấn mạnh, việc đưa phương án giá các mặt hàng Nhà nước điều hành giá vào diện thông tin mật có thể xuất phát từ lo ngại tình trạng đầu cơ, găm hàng trước mỗi lần thay đổi giá. Tuy nhiên, việc đầu cơ, găm hàng đối với mặt hàng điện gần như là điều không thể.
Do đó, VCCI đề nghị các phương án giá điện được công khai ít nhất 10 ngày trước khi được ban hành. Các quyết định tăng giá điện chỉ có hiệu lực sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành.
Trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Bí mật nhà nước chỉ quy định phạm vi mật trong lĩnh vực kinh tế là thông tin về các cuộc đàm phán và tiếp xúc cấp cao giữa nước ta với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác.
"Lĩnh vực giá xăng dầu, điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện chưa công bố không thuộc phạm vi của bảo vệ bí mật nhà nước. Do đó, không có cơ sở để Bộ Công thương đưa nội dung này vào danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý.
Việc đưa vào danh mục quản lý thông tin mật của bộ này chỉ khiến cho dư luận bức xúc, khiến cho nhân dân cảm nhận rằng việc làm đó có điều gì “khuất tất” - Luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết.
Giá điện, sốc, choáng!
“Sốc”, “choáng váng” là cảm giác của rất nhiều người khi cầm trên tay hóa đơn tiền điện tháng 4, tháng đầu tiên sau khi ... |
Cách kiểm tra hóa đơn tiền điện chính xác hay không
Hóa đơn tiền điện tháng 3 tăng vọt đang khiến nhiều người thắc mắc, tại sao giá điện chỉ tăng 8,36% mà số tiền phải ... |