Đổi tiền lẻ \"ăn\" chênh lệch có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng

Hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật là hành vi bị cấm và bị xử phạt hành chính.

Bạn đọc hỏi: Dịp Tết nguyên đán năm 2018 đang đến gần, nhiều người có nhu cầu đổi tiền lẻ để mừng tuổi, đi lễ chùa. Vậy dịch vụ đổi tiền để "ăn" tiền chênh lệch có được pháp luật cho phép không? Nếu không thì sẽ bị xử lý thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 30, Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, cả việc đổi tiền và từ chối đổi tiền không đúng quy định pháp luật đều bị xem xét, xử phạt theo các mức cụ thể:

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy định thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước;

b) Đối tượng được cấp làm mất tiền mẫu; không thực hiện cấp cho các đối tượng được cấp tiền mẫu; không thu hồi tiền mẫu khi có thông báo đình chỉ lưu hành hoặc khi có yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng;

b) Không thực hiện đúng quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý; đóng gói, niêm phong, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 và các điểm b, c, d và đ Khoản 5 điều này.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không ban hành nội quy vào, ra kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt; quy trình giao dịch tiền mặt nội bộ và giao dịch tiền mặt đối với khách hàng;

b) Không có phương án canh gác, bảo vệ kho tiền;

c) Không có nội quy, phương án phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền;

d) Không thực hiện việc tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các thiết bị an toàn kho tiền, phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền theo quy định của pháp luật.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;

b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;

c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;

d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;

đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng kho tiền không đúng kết cấu và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng cửa kho tiền không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc đổi tiền không đúng quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng.

doi tien le an chenh lech co the bi xu phat den 40 trieu dong

Trả tiền lẻ thấm nước khi qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp

Nhiều tài xế lưu thông theo hướng Cần Thơ đi Hậu Giang khi qua Trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã sử dụng tiền ...

doi tien le an chenh lech co the bi xu phat den 40 trieu dong

Loạn phí đổi tiền lẻ chợ đen

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nên thị trường đổi tiền lẻ ăn chênh lệch đang diễn ra nhộn nhịp, ...

/ nguoiduatin.vn