Vẫn hot trào lưu xin quốc tịch thứ hai, doanh nhân Việt thiếu niềm tin vào môi trường kinh doanh trong nước.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hiện đang đầu tư tại hơn 20 tỉnh thành Việt Nam chia sẻ với VnEconomy cho hay, doanh nhân Việt Nam xin quốc tịch thứ 2 vẫn diễn ra phổ biến.
Xin quốc tịch thứ 2 trở thành trào lưu ở giới doanh nhân Việt.
Ông Tín chia sẻ, xu hướng tìm quốc tịch thứ 2 chứng tỏ khuynh hướng bi quan trong việc tìm đường sống khác, làm việc ở nơi khác của doanh nhân Việt.
Không khó để thấy xin quốc tịch thứ hai đang trở thành một trào lưu "hot" và có cả các chương trình quảng bá, hướng dẫn rất hấp dẫn, đơn cử như chương trình nhập tịch bằng đầu tư hứa hẹn khả năng thông hành dễ dàng hơn, đi kèm là các chương trình bảo vệ gia đình khỏi chiến tranh, bảo vệ tài sản (thường đồng nghĩa với tránh thuế thu nhập), tránh bị khủng bố (ví dụ với công dân Mỹ khi ra nước ngoài)...
Một trong những yếu tố hấp dẫn nhất với người muốn nhập tịch bằng đầu tư là các loại hộ chiếu đó được miễn thị thực hơn 100 nước, trong đó có các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Đáng nói hơn, điểm đến giờ không chỉ là các nước giàu, mạnh, phúc lợi tốt mà là các quốc gia có quá khứ thuộc địa của các nước đó.
Công dân một số quốc gia lâu nay vẫn phải xin thị thực một cách rườm rà mới được sang Mỹ hay châu Âu bằng hộ chiếu "gốc". Hiện nay, đã có các dễ dàng hơn là nhập tịch ở các quốc gia có quá khứ là thuộc địa của các nước trên như các đảo quốc vùng Caribê để từ đó có hộ chiếu và được miễn thị thực.
Có quốc tịch ở các quốc đảo vùng Caribê sẽ xin miễn thị thực vào Mỹ hay EU dễ hơn nhiều.
Một số đảo quốc vùng Caribê có thể kể đến như đảo quốc Antigua và Barbuda; đảo quốc Liên bang St. Kitts và Nevis; quốc gia Dominica.
Nhập tịch Canada đã từng là một chương trình "hot" khi một người có thể được nhập cư vào đây nếu có tài sản ròng ít nhất 1,6 triệu USD và đồng ý đầu tư 800.000 USD.
Chương trình này đã bị dừng lại vào năm 2014 khi có quan ngại về gian lận. Chính quyền lo ngại các chương trình bán quốc tịch dễ bị bọn tội phạm và khủng bố lợi dụng.
Việc bán quốc tịch cũng gây tranh luận lớn và dai dẳng ở Mỹ. Hồi tháng 3/2015, ông John Kelly (hiện là Chánh Văn phòng của Tổng thống Donald Trump) đã nói chương trình “bán hộ chiếu” là một trong những mối đe dọa an ninh với nước Mỹ, có thể bị bọn tội phạm, khủng bố hay các phần tử bất chính lợi dụng.
Mới đầu tháng 12/2017, phái đoàn của Nghị viện châu Âu cũng cảnh báo về chương trình nhập tịch bằng đầu tư của Malta - một thành viên EU khi việc bán hộ chiếu Malta cho người nước ngoài mà không cần tiết lộ danh tính của người mua.
Quan chức EU lo ngại, hệ thống này có rủi ro nhập khẩu tội phạm và hoạt động rửa tiền vào cả EU.
Nhập tịch Malta phải siêu giàu?
Theo chương trình Nhà đầu tư Cá nhân cho phép có quốc tịch Malta, người muốn xin quốc tịch ở đây chỉ phải đóng góp cho Chính phủ với người nộp đơn chính ở mức tối thiểu 650.000 euro; Vợ/chồng các con dưới 18 tuổi: 25.000 euro/người; Các con độc thân, phụ thuộc từ 18 đến 26 tuổi: 50.000 euro/người; Cha mẹ phụ thuộc: 50.000 euro/người.
Cùng với đó là khoản đầu tư ít nhất 150.000 euro vào các công cụ tài chính được chính phủ phê duyệt (trái phiếu, cổ phiếu và các khoản nợ nhằm mang lại lợi ích cho đất nước) và phải cam kết duy trì đầu tư ít nhất là 5 năm. Hoặc thuê bất động sản ít nhất 5 năm với mức tiền thuê từ 16.000 euro/năm.
Mười hai tháng sau khi đương đơn đã có nơi cư trú ở Malta, các ứng viên duy trì nơi cư trú ở trong nước sẽ được cấp quốc tịch.
Tính đến tháng 11/2016, Chương trình Nhà đầu tư Cá nhân cho phép có quốc tịch Malta đã nhận được hơn 800 đơn xin cấp hộ chiếu đại diện cho các nhà đầu tư đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Theo Luật sư Vũ Tiến Vinh - Văn phòng Luật sư Bảo An (Hà Nội) trả lời trên báo VnExpress, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật quốc tịch có hiệu lực thì được phép có hai quốc tịch.
Theo nguyên tắc quốc tịch quy định tại Điều 4, Luật Quốc tịch năm 2008: Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam "có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam".
Bên cạnh nguyên tắc trên, Điều 13 cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2009) thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật có hiệu lực thì phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch. Nếu không có thể bị mất quốc tịch Việt Nam.
Đến ngày 24/6/2014 (trước khi thời hạn 5 năm kết thúc), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch.
Đại gia đen đủi nhất 2017: \'Tiền với tôi không quan trọng\'
2017 được cho là năm "đen đủi" của Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Hoà Bình khi vướng hàng loạt tin đồn ... |
Doanh nhân tuổi Tuất nào nổi tiếng giàu có nhất Việt Nam?
Một báo cáo của VNR500 chỉ ra rất nhiều lãnh đạo DN ở Việt Nam sinh năm Tuất. Tỷ phú Phương Thảo, bà chủ hàng ... |