Cục Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) mới đây đã công bố những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của Google và Youtube. Theo đó, Youtube hiện còn đăng tải nhiều clip có nội dung xấu, độc và đang có chiều hướng gia tăng.
Cục Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) mới đây đã công bố những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của Google và Youtube. Theo đó, Youtube hiện còn đăng tải nhiều clip có nội dung xấu, độc và đang có chiều hướng gia tăng.
Các nội dung vi phạm trên Youtube được cho rằng liên quan tới 5 chủ thể tham gia hoạt động trên Youtube. Tuy nhiên, theo một báo cáo được Youtube gửi cho Cục PTTH&TTĐT, mạng xã hội video này đã chỉ ra rằng hiện có rất nhiều nội dung vi phạm đến từ Việt Nam chủ yếu do các đối tác làm nội dung của Youtube tạo ra.
Những hành vi vi phạm liên quan đến các clip có nội dung gợi dục, giang hồ mạng, cổ vũ cờ bạc, cổ vũ chơi ma túy... Clip cho trẻ em thì lại có nội dung lồng ghép cảnh hở hang, dung tục, nhảm nhí. Không ít nội dung trên Youtube có nội dung vi phạm bản quyền.
Tuy nhiên, khi đổ trách nhiệm cho các đối tác nội dung tại Việt nam, Youtube lại quên một điều rằng các đối tác đó chẳng thể nào đăng tải được nội dung vi phạm nếu Youtube có qui trình kiểm soát nội dung chặt chẽ, nghiêm ngặt và công tác rà soát thường xuyên cùng với các biện pháp xử lí mạnh tay.
Trong trường hợp các sai phạm trên Youtube bị phát hiện, Youtube ra tay trừng phạt thì cũng đồng thời đổ lỗi hẳn cho phía đối tác, song cơ chế quản lí nội dung của Youtube vẫn rất lỏng lẻo, và còn không kiểm soát được hoạt động đăng quảng cáo trên các clip Youtube và mạng lưới quảng cáo Google Adsense.
Đơn cử một vụ việc vào tháng 3.2019 gây xôn xao dư luận giới làm nội dung trên Youtube chính là việc Google chấm dứt thỏa thuận hợp tác lưu trữ nội dung với Yeah1 vì cho rằng Yeah1 vi phạm nghiêm trọng các qui định của Youtube. Tuy nhiên, những thông báo của YouTube như vậy bao giờ cũng luôn hướng dư luận rằng vi phạm xảy ra là do đối tác chứ không phải do trách nhiệm lơ là và việc kiểm soát lỏng lẻo của Youtube.
Trong khi đó, cần nhớ rằng các đối tác nội dung chính là những người tạo ra nội dung cho Youtube, đồng thời mang tới nguồn lợi cho Youtube trong việc chia sẻ doanh thu quảng cáo. Thế nhưng, khi có sai phạm xảy ra, mặc dù ngay trên nền tảng của Youtube, mạng xã hội này vẫn “điềm nhiên” đổ trách nhiệm cho đối tác mà không hề nhận phần trách nhiệm từ phía mình.
Đó là trường hợp các “giang hồ mạng” như Khá “bảnh”, Dương Minh Tuyền, Huấn “hoa hồng”... đã có một thời gian khá dài mang về doanh thu và lợi nhuận cho Youtube. Khi các nhân vật này bị cộng đồng phản ứng mạnh mẽ, Youtube khóa kênh của họ, thế là xong trách nhiệm.
Youtube phải mất 18 tháng để gỡ bỏ 8.000 clip có nội dung xấu độc nhưng chỉ trong một thời gian không lâu trên nền tảng này lại xuất hiện tới 55.000 clip có nội dung vi phạm tương tự như vậy.
Việc xử lí các nội dung sai phạm từ phía Youtube trên thực tế như “muối bỏ bể”, và khi bị dư luận phản ứng thì mới xử lí kiểu chữa cháy. Chính vì thế, cứ hết những nội dung này bị phản ứng và xóa đi thì nhiều nội dung xấu, độc khác lại xuất hiện chứ không thể trị tận gốc.
CEO Google thừa nhận YouTube thất bại trong việc lọc nội dung độc hại
Trong bài phỏng vấn mới đây, CEO Google thừa nhận những nỗ lực của công ty này để kiểm soát nội dung độc hại trên ... |
Chính thức được bật kiếm tiền Youtube, kênh Bà Tân VLog kiếm được bao nhiêu?
Youtube đã chính thức bật kiếm tiền cho kênh Youtube đạt gần 2 triệu lượt theo dõi của bà Tân Vlog , các quảng cáo ... |
Yêu cầu các thương hiệu dừng quảng cáo trên clip YouTube nội dung xấu
Bộ TT&TT vừa chính thức yêu cầu các nhãn hàng, thương hiệu dừng quảng cáo trên các clip có nội dung xấu độc, phản động, ... |