Việt Nam sẵn sàng đăng cai AFF Cup 2020 nếu được sự cho phép của Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan.
Bóng đá Việt Nam đã trở lại sau dịch COVID-19. Ảnh: VPF |
Việt Nam và những kỳ AFF Cup đáng nhớ
Việt Nam lần đầu tiên đăng cai AFF Cup vào năm 1998. Thời điểm đó, giải đấu vẫn còn gắn với cái tên Tiger Cup. Với cương vị chủ nhà, toàn bộ trận đấu đã được diễn ra ở hai miền Nam - Bắc với hai địa điểm tổ chức chính là Hà Nội và TPHCM. Đó là giải đấu mà đội tuyển Việt Nam đã giành ngôi á quân sau khi để thua Singapore trong trận chung kết.
Đến AFF Cup 2004, Việt Nam và Malaysia là hai nước đồng chủ nhà. Các trận đấu bảng A do Việt Nam đăng cai diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình. Đó là lần đầu tiên, giải đấu thay đổi thể thức, từ vòng bán kết, các đội sẽ đá sân nhà - sân khách. Tuy nhiên, Việt Nam đã bị loại ngay từ vòng đấu bảng.
AFF Cup 2010, Việt Nam đồng đăng cai với Indonesia. Chúng ta bảng B trong tâm thế là đương kim vô địch giải đấu. Tuy nhiên, chúng ta đã bị Malaysia loại ở bán kết. Đến năm 2014, Việt Nam tiếp tục được chọn là quốc gia đồng đăng cai AFF Cup với Singapore. Đây cũng là giải đấu mà chúng ta đã dừng bước ở bán kết.
Từ năm 2018, AFF Cup đã diễn ra theo thể thức mới, không có đội chủ nhà đăng cai vòng bảng mà sẽ thi đấu tại sân nhà - sân khách. 2 bảng đấu (5 đội), mỗi đội được đá 2 trận sân nhà và 2 trận sân khách, thông qua kết quả bốc thăm ngẫu nhiên. Quy định mới của AFF giúp thu hút khán giả đến sân cổ vũ các đội tuyển. Các cổ động viên ở mỗi quốc gia đều có cơ hội tới xem và cổ vũ đội tuyển thi đấu trên sân nhà.
Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, có những lo ngại về việc di chuyển giữa các quốc gia khó khăn và có thể lây lan dịch bệnh. Do đó, AFF đã tính đến việc đưa giải đấu trở lại theo thể thức cũ, ban tổ chức sẽ chọn từ 1 tới 2 quốc gia đăng cai 2 bảng đấu ở vòng bảng, sau đó duy trì thể thức sân nhà, sân khách vòng bán kết, chung kết.
Bóng đá Việt Nam cũng đã trở lại, đó là bằng chứng rõ nhất cho thấy, chúng ta làm tốt công tác phòng chống dịch. Nếu AFF Cup 2020 phải chọn ra một quốc gia đăng cai giải đấu này, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội.
Đội tuyển Việt Nam đang là đương kim vô địch AFF Cup. Ảnh: Hữu Phạm |
Điều kiện cần và đủ
Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (TDTT) - cho biết: “Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực làm tốt vai trò chủ nhà. Chúng ta từng đăng cai nhiều giải AFF Cup cũng như các giải đấu quốc tế. Do đó, xét về điều kiện cơ sở vật chất và chuyên môn không có gì đáng nói. Bên cạnh đó, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch COVID-19. Bóng đá cũng đã mở cửa đón khán giả trở lại. Điều này đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, trong trường hợp đăng cai AFF Cup 2020 đồng nghĩa với việc các đội bóng đến từ các quốc gia khác sẽ nhập cảnh vào Việt Nam. Như vậy, các biện pháp cách ly thực hiện thế nào, quy định ra sao? Đây là điều cần phải xem xét đến mọi yếu tố và phải được sự cho phép của Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan. Tôi vẫn hy vọng rằng từ nay đến cuối năm, tình hình dịch bệnh của các quốc gia trong khu vực được kiểm soát tốt để giải đấu diễn ra bình thường”.
Tổng cục TDTT đã tập hợp danh sách các chuyên gia nước ngoài và những trường hợp cấp bách, quan trọng sẽ được ưu tiên tạo điều kiện làm thủ tục để xin phép cơ quan chức năng cho trở lại Việt Nam làm việc. Thế nhưng đó chỉ là một vài cá nhân đặc biệt, còn với những đội bóng nước ngoài với số lượng đông lại là câu chuyện khác.
Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã tham gia cuộc họp trực tuyến với Ban thi đấu LĐBĐ Đông Nam Á (AFF), thảo luận về các phương án tổ chức AFF Cup 2020. Các thành viên bày tỏ niềm vui, sự thán phục và chúc mừng bóng đá Việt Nam đã chính thức trở lại nhờ công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh rất tốt của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Ông Trần Quốc Tuấn cũng đã đề xuất về việc, VFF sẵn sàng đăng cai tổ chức lễ bốc thăm và xếp lịch AFF Cup 2020 vào tháng 8 nếu được sự cho phép của Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan.
Ông Tuấn cũng hy vọng, từ nay đến cuối năm, dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn để giải đấu diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải thay đổi thể thức thi đấu thì xét tình hình hiện tại, Việt Nam đang có điều kiện tốt nhất để đăng cai. Mặt khác, ông Tuấn cũng cho rằng, Việt Nam đảm bảo mọi điều kiện cơ sở vật chất để đăng cai giải đấu này ở cả miền Bắc và miền Nam.
Trong cuộc họp mới đây với Hội đồng AFF, Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn cho hay: “Chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất trước hội đồng về phương án tổ chức AFF Cup 2020 theo thể thức chia làm hai bảng đấu do một hoặc hai quốc gia đăng cai tổ chức trong trường hợp dịch COVID-19 chưa được kiểm soát tốt tại các quốc gia Đông Nam Á vào thời điểm cuối năm nay.
Điều này sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro cũng như giúp ban tổ chức dễ dàng hơn trong việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn sức khỏe cho các đội tuyển, các thành viên tham dự giải và cho cộng đồng. Hội đồng AFF đã ghi nhận ý kiến đề xuất này và giao nhiệm vụ cho Tổ công tác đặc biệt tiếp tục bám sát tình hình diễn biến của dịch COVID-19 để đảm bảo sự kiện bóng đá lớn nhất khu vực sẽ được tiến hành theo đúng kế hoạch”.
Việt Nam đủ điều kiện và sẵn sàng đăng cai AFF Cup 2020, thế nhưng phải có cả điều kiện cần và đủ xét trên mọi khía cạnh. Nhiều Uỷ viên Ban chấp hành VFF cho rằng, nếu được đăng cai AFF Cup sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực bóng đá. Hình ảnh của Việt Nam sẽ được quảng bá rộng rãi ra quốc tế.
Những thay đổi của AFF Cup 2020
Hội đồng AFF đánh giá các ý tưởng và đề xuất của Ban thi đấu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, thể thức được áp dụng cho các giải đấu tập trung cũng như giải đấu cao nhất cấp khu vực là AFF Cup 2020. Theo đó, các đội tuyển sẽ được mở rộng đăng ký sơ bộ từ 50 lên 70 cầu thủ, đăng ký chính thức được mở rộng từ 23 cầu thủ lên 30 cầu thủ và đăng ký thi đấu được mở rộng từ 20 cầu thủ lên 23 cầu thủ. Đây là điều kiện rất tốt để các đội tuyển có sự chuẩn bị về lực lượng, bảo đảm về mặt sức khỏe cầu thủ sau một thời gian dài bóng đá bị tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, AFF cũng sẽ tuân thủ các khuyến cáo của FIFA về số lượng thay thế cầu thủ trong mỗi trận đấu từ tối đa 3 cầu thủ lên tối đa là 5 cầu thủ. Tuy nhiên, việc thay thế này cũng phải theo đúng hướng dẫn của FIFA (tối đa 3 lần thay thế cầu thủ trong một trận đấu) nhằm không ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn. |
Vì sao AFF không muốn thay đổi thể thức AFF Cup 2020?
AFF Cup 2020 nhiều khả năng vẫn sẽ giữ nguyên thể thức thi đấu cũ. |
Việt Nam không được làm chủ nhà AFF Cup 2020?
Trong cuộc họp mới nhất, AFF đã thông qua việc duy trì thể thức thi đấu như năm 2018. Theo đó, ở vòng bảng mỗi ... |