Điều gì sẽ thay đổi sau tuyên bố của Mark Zuckerberg

Trong bài viết trên trang cá nhân, CEO Facebook đã đề cập đến những thay đổi mà các nhà phát triển có thể làm với dữ liệu cá nhân.

Cụ thể, Facebook sẽ hạn chế các nhà phát triển truy cập dữ liệu nếu ứng dụng chưa được hệ thống kiểm tra. Thậm chí, nếu một ứng dụng đã được kiểm tra, nó sẽ không còn có thể truy cập dữ liệu của người dùng nếu họ đã không sử dụng ứng dụng này trong ba tháng. Và lần đầu tiên, công ty sẽ thực sự việc điều tra các ứng dụng đã lạm dụng chính sách để thực hiện việc che giấu thông báo sử dụng dữ liệu tới người dùng.

dieu gi se thay doi sau tuyen bo cua mark zuckerberg

Theo cây viết Karissa Bell, trong khi nhiều người đang đặt câu hỏi rằng liệu những thay đổi này có quá muộn hay không, vấn đề thực sự lại không nằm ở chỗ đó.

Thứ nhất, không gì có thể quay ngược những thiệt hại to lớn đã xảy ra. Các lỗ hổng vốn có trong hướng dẫn nền tảng của Facebook đồng nghĩa với việc một công ty có thể truy cập dữ liệu của hàng triệu người dùng một cách dễ dàng. Cambridge Analytica thu thập dữ liệu trên 50 triệu người một phần nhờ sự hiểu biết không đầy đủ của chính họ, một phần nhờ việc Facebook đã bỏ qua việc cảnh tỉnh người dùng của mình.

Điều này không chỉ giới hạn ở Cambridge Analytica. Việc này đã dần trở nên phổ biến trong nhiều năm và Facebook đã không có gì để ngăn chặn các hành vi xấu. Theo tờ The Wall Street Journal, một công ty được gọi là Profile Engine có thể đã thu thập thông tin chi tiết của 420 triệu người sử dụng Facebook trong năm 2011.

Như vậy, cho dù Facebook thay đổi chính sách ngay hiện tại, nó cũng không thể thay đổi những gì đã xảy ra trước đó. Chắc chắn công ty có thể hạn chế những nhà phát triển đã có hành vi đáng ngờ trong quá khứ, nhưng sẽ không thể ngăn họ bán dữ liệu này cho một bên thứ ba. Sẽ rất khó xử lý nếu công ty này thậm chí không còn hoạt động nữa, nhưng dữ liệu họ thu thập được vẫn còn tồn tại đâu đó trên mạng Internet.

Do đó, kế hoạch mà Zuckerberg và công ty của ông đang có kế hoạch làm là giúp mọi người nhận thức được vấn đề quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Facebook nói rằng họ sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo cho những người dùng có dữ liệu đã bị lạm dụng, bao gồm từ cả Cambridge Analytica. Một lần nữa, điều này sẽ không "khắc phục" bất cứ vấn đề gì, nhưng nó sẽ tạo nên một sự nâng cao nhận thức ở quy mô lớn trong cộng đồng.

"Đã từ rất lâu, mọi người thường nhấn nút \'Đăng nhập với Facebook\' mà không cân nhắc đến hậu quả phía sau. Và nếu Facebook có thể đóng vai trò như một nhà tiên phong trong giáo dục, nó có thể sẽ cải thiện được \'sức khoẻ số\' của tất cả chúng ta về lâu dài, ngay cả khi nó không thể làm quá khứ quay ngược trở lại", tác giả bài viết nói.

dieu gi se thay doi sau tuyen bo cua mark zuckerberg

Facebook không có hành động mới mà sẽ chỉ siết chặt hơn vấn đề quản lý dữ liệu cá nhân. Mô hình kinh doanh hiện nay của Facebook phụ thuộc vào khả năng sử dụng dữ liệu của người dùng để bán cho đơn vị quảng cáo. Dữ liệu càng nhiều thì lợi nhuận có thể mang lại cho các nhà quảng cáo và nhà phát triển càng cao. Việc khóa chặt quá trình thu thập dữ liệu có thể mang lại nhiều ảnh hưởng đáng kể.

Công ty công nghệ này cũng có thể đưa ra các chính sách thưởng phạt đối với những ứng dụng lạm dụng hoặc hạn chế sử dụng dữ liệu. Một hướng đi khác có thể nghĩ tới là việc Facebook cho phép người dùng được đóng vai trò tích cực hơn trong việc xây dựng ứng dụng từ nhà phát triển.

"Trên thực tế, chúng ta không nên mù quáng tin tưởng rằng Facebook sẽ thực thi những chính sách mới này tốt hơn so với những gì công ty đã làm với chính sách cũ. Tuy nhiên, nếu họ có thể thực hiện theo các cam kết về sự minh bạch và kiểm soát nghiêm ngặt hơn về dữ liệu cho các bên thứ ba, thì ít nhất Facebook đã có một sự nhân nhượng đáng kể. Điều đó có thể không đủ để thu được bất cứ sự tín nhiệm nào, nhưng đó là một điểm xuất phát tốt để bắt đầu", Karissa Bell nhận định.

Vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook được báo chí đăng tải ngày 19/3. Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica bị phát hiện sở hữu lượng thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook. Kho dữ liệu này được mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge thông qua việc thu thập thông tin dựa trên ứng dụng thisisyourdigitallife. Sự vụ gây rúng động bởi kho dữ liệu được cho là dùng để phân tích, tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Con số 50 triệu tài khoản Facebook tương đương 25% số cử tri Mỹ trước giai đoạn bầu cử.

dieu gi se thay doi sau tuyen bo cua mark zuckerberg

Mark Zuckerberg đã giãi bày gì trên Facebook

CEO mạng xã hội lớn nhất thế giới kể về quá trình diễn ra sự cố Cambridge Analytica và những điều Facebook đang cố gắng ...

dieu gi se thay doi sau tuyen bo cua mark zuckerberg

Mark Zuckerberg: \'Tôi chịu trách nhiệm về những gì xảy ra\'

Trong bài viết trên tài khoản của mình, CEO Facebook đã nói: "Tôi đã khởi động Facebook và tôi chịu trách nhiệm những gì xảy ...

https://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/dieu-gi-se-thay-doi-sau-tuyen-bo-cua-mark-zuckerberg-3726351.html

/ vnexpress.net