“Điểm mặt” các bộ phận của ôtô dễ hư hại khi đi vào đường xóc

Những cung đường nhiều ổ gà, đá dăm khiến các bác tài “ngán ngẩm”. Bởi nhiều bộ phận của ôtô rất dễ hư hại khi di chuyển liên tục qua khu vực này.

Lốp xe

Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, chúng có thể bị phồng, rách, bẹp lốp, thậm chí phát nổ nếu đi vào các đoạn đường xóc.

Do lốp xe va chạm mạnh với các cạnh đá dăm, ổ gà với lực mạnh. Cú va chạm có thể làm rạn, nứt, rách bề mặt của lốp. Để an toàn khi di chuyển, tài xế nên bơm xe theo tiêu chuẩn ghi sẵn trên mặt lốp và không để lốp quá, quá căng hoặc đã cũ.

Khu vực cụm bánh xe

Đây là một trong những bộ phận của ôtô (bao gồm các chi tiết như la zăng, moay ơ,...) ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của ôtô.

Đây là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề khi xe đi vào đoạn đường xóc. Cụm bánh xe sẽ xảy ra một số hiện tượng như vành bị méo, vành bị vênh, moay ơ bị lỏng trục... Những thiệt hại này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của xe và gây mất an toàn.

Ảnh minh họa (Nguồn: Driving)
Ảnh minh họa (Nguồn: Driving)

Hệ thống treo

Khi đi qua các đoạn đường xấu, hệ thống treo sẽ hấp thụ các xung động của mặt đường, giúp xe di chuyển nhẹ nhàng. Ngoài ra, chúng còn dùng để truyền lực và mô-men từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe, đảm bảo đúng động học bánh xe.

Khi di chuyển thường xuyên qua những cung đường xấu, hệ thống treo có thể gặp nhiều vấn đề như lỏng các khớp liên kết, hỏng thanh giảm chấn, thanh chống. Điều này làm giảm hiệu quả giảm xóc và gây thiệt hại trực tiếp tới nhiều bộ phận khác bên trong xe.

Hệ thống ống xả

Hệ thống này chạy dọc theo gầm xe, vì vậy chúng rất dễ bị va đập gây méo, thủng khi đi qua các bề mặt đường gồ ghề. Khi ống xả bị hỏng có thể xe gây ra tiếng ồn lớn, lâu ngày làm giảm hiệu suất của xe.

Điều này làm cho lượng lớn khí thải trong xe trào ra môi trường, gây ô nhiễm. Đôi khi còn xảy ra hiện tượng khí thải trào ngược vào bên trong cabin gây mùi khó chịu.

Thân xe

Khi di chuyển qua những cung đường xóc, các loại xe ôtô thân thấp sẽ có điểm lợi với biên độ giao động theo nhịp. Vì vậy, độ xung của xe thấp sẽ nhỏ hơn các mẫu xe gầm cao. Song nhược điểm của xe gầm thấp là mức độ va chạm, tổn thương khi đi vào đường xóc sẽ lớn hơn rất nhiều.

Một số bộ phận trên ôtô như gờ, cản xe cũng dễ bị hư hại khi gặp đường xóc, điều này làm mất giá trị thẩm mỹ của xe. Nếu vận hành xe gầm thấp bạn nên bình tĩnh xử lý, lái xe từ từ để hạn chế tối đa các va chạm không đáng có.

Thiều Trang

Xử lý thế nào khi ôtô bị mất lái? Xử lý thế nào khi ôtô bị mất lái?
Khi nào nên tắt điều hòa ôtô để tránh làm hại xe? Khi nào nên tắt điều hòa ôtô để tránh làm hại xe?
/ laodong.vn