Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), dịch viêm phổi có thể làm giảm 0,1% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm xuống còn 5,6% , thấp hơn 0,4% so với dự báo được IMF đưa ra trong tháng 1.
Quan chức Mỹ cho rằng, còn sớm để đánh giá tác động của dịch viêm phổi với kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Trả lời CNBC, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, các quan chức Mỹ sẽ có đánh giá tốt hơn về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nền kinh tế trong ba hoặc bốn tuần tới.
"Chúng tôi sẽ cần thêm ba hoặc bốn tuần nữa để xem virus corona sẽ tác động thế nào đến kinh tế Mỹ, khi chúng tôi thực sự có dữ liệu thống kê tốt", Mnuchin cho biết. "Mặc dù khả năng lây lan ở mức khá đáng kể, nhưng tỷ lệ tử vong khá thấp. Tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để nói về tác động của dịch".
Khi được hỏi liệu Mỹ có kế hoạch dự phòng đối với thị trường tài chính với sự bùng phát virus hay không, Mnuchin nói rằng "không có câu hỏi nào về điều này".
"Tôi nghĩ dựa trên những gì chúng ta thấy bây giờ thì mức độ ảnh hưởng sẽ được kiểm soát, nhưng tình hình có thể thay đổi", Mnuchin nói. Trong phiên điều trần trước Ủy ban tài chính Thượng viện tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng khẳng định, virus corona sẽ không có tác động đến kinh tế trong cả năm 2020.
Đầu tháng 2, các nhà phân tích tại Goldman Sachs dự báo tốc độ tăng trưởng của Mỹ có thể chỉ giảm 0,4% trong quý I. Tuy nhiên, sang quý II, tăng trưởng GDP sẽ tăng tốc trở lại. Báo cáo cho biết, họ "không nhận thấy tác động rõ rệt từ các đại dịch trước lên kinh tế Mỹ nói chung" và rằng virus corona sẽ chỉ gây ra "thiệt hại nhỏ" với GDP cả năm của Mỹ. Nguyên nhân là du khách Trung Quốc đến Mỹ và xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc giảm.
Tuy nhiên cuối tuần qua, theo Wall Street Journal, Công ty dữ liệu IHS Markit cho biết, chỉ số sản lượng hỗn hợp của Mỹ, một thước đo hoạt động tổng hợp trong các ngành dịch vụ và sản xuất, đã giảm xuống mức 49,6 vào tháng 2, từ mức 53,3 trong tháng 1. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2013. Mức dưới 50 cho thấy sự suy giảm, trong khi trên 50 là sự tăng trưởng.
Sự sụt giảm chỉ số tổng hợp của Mỹ chủ yếu do sản lượng của ngành dịch vụ suy yếu trong tháng này. Song song đó, lần đầu tiên kể từ năm 2009, lượng đơn hàng mới đối với hàng hóa lẫn dịch vụ của các công ty tại Mỹ cũng giảm. Ngoài ra, sản xuất đang chậm lại một chút.
"Sự suy thoái này phần nào liên quan đến sự bùng phát của virus corona, biểu hiện ở nhu cầu yếu trong các lĩnh vực như vận chuyển và du lịch, xuất khẩu và gián đoạn chuỗi cung ứng", Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại IHS Markit, nhận định.
Chứng khoán và lãi suất kho bạc Mỹ giảm hôm 21/2. Các kim loại quý đã tăng giá, khi có dấu hiệu sự lây lan của virus corona đang bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở một số nơi trên thế giới.
Các nhà kinh tế dự đoán, dịch Covid-19 sẽ có tác động nhất định đến tăng trưởng toàn cầu. Chẳng hạn, Moody’s đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng toàn cầu cho các nền kinh tế lớn còn 2,4% vào năm 2020, giảm so với dự báo trước đó là 2,6%.
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), dịch viêm phổi có thể làm giảm 0,1% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm xuống còn 5,6% , thấp hơn 0,4% so với dự báo được IMF đưa ra trong tháng 1.
Chỉ số Kospi hiện giảm 2,76%, các thị trường châu Á khác cũng đi xuống, sau khi Hàn Quốc nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất.
Samsung Electronics hôm qua (23/2) xác nhận một nhân viên của họ tại nhà máy điện thoại ở Hàn Quốc dương tính với nCoV. Toàn bộ nhà máy đã bị đóng cửa, Reuters cho biết. Dù vậy, Samsung khẳng định cơ sở này chỉ đóng góp phần nhỏ trong sản xuất smartphone của hãng. Cổ phiếu Samsung sáng nay giảm 2,7%.
Đến nay, 6 người đã tử vong vì dịch bệnh này tại Hàn Quốc, theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc. Số ca lây nhiễm tăng vọt gần đây, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 600, biến Hàn Quốc thành ổ dịch lớn thứ nhì thế giới.
Thị trường Trung Quốc vừa mở cửa cũng giảm điểm. Chỉ số Shanghai Composite mất 0,4%, còn Shenzhen Composite giảm 0,1%. Hang Seng Index (Hong Kong) mất 0,75%.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương hiện giảm 1,5%. Các thị trường khác như Australia, Đài Loan, Singapore đều đang đi xuống. Thị trường Nhật Bản hôm nay đóng cửa nghỉ lễ.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn đang theo dõi diễn biến dịch Covid-19 và các ảnh hưởng kinh tế của dịch bệnh này. "Các ổ dịch mới ngoài Trung Quốc, như Hàn Quốc, Trung Đông và Italy đang là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư", Rodrigo Catril – nhà phân tích tỷ giá tại National Australia Bank nhận định, "Các biện pháp kiểm soát mạnh tay đã được thực hiện và sẽ càng giáng đòn mạnh lên kinh tế toàn cầu".
Đồng won Hàn Quốc mất 0,8% sáng nay so với đôla Mỹ, hiện ở đáy 6 tháng tại 1.218 KRW một USD. Cả yen Nhật và đôla Australia cũng đang mất giá so với đồng bạc xanh.
Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô đang lao dốc. Dầu Brent hiện mất 3%, về 56,8 USD một thùng. Còn dầu WTI giảm 2,5% về 52 USD. Giá vàng thế giới sáng nay tiếp tục tăng, hiện giao dịch quanh 1.660 USD một ounce.
Phóng viên (t/h)
Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống
Tại sao chứng khoán Mỹ không quá sợ virus corona |
Chứng khoán ngày 21/2: Có thể tiếp tục tăng |
Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ |
Trung Quốc bất an, đe dọa niềm vui chiến thắng của Donald Trump |