Đi quốc lộ thảm nhựa, nộp BOT cao tốc: Chờ Bộ... giảm

Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh thừa nhận không can thiệp được vào chuyện này bởi đó là đường của Bộ GTVT.

di quoc lo tham nhua nop bot cao toc cho bo giam Phí BOT Cai Lậy giống các dự án: Vô lý quá!

Việc xây mới, cải tạo một đoạn đường ngắn rồi áp dụng khoảng cách tối thiểu 70km giữa các trạm để đưa ra mức thu ...

di quoc lo tham nhua nop bot cao toc cho bo giam Trạm BOT đi 500m phải đóng phí: Chủ tịch tỉnh bức xúc

UBND tỉnh An Giang đã nhiều lần làm việc với Bộ GTVT và chủ đầu tư BOT T2 nhưng Bộ chỉ đồng ý miễn giảm ...

di quoc lo tham nhua nop bot cao toc cho bo giam BOT và áp lực kiến tạo liêm chính

Vấn đề chính sách được quan tâm nhiều nhất trong tháng 8 năm nay có lẽ là câu chuyện BOT, đặc biệt là sau sự ...

di quoc lo tham nhua nop bot cao toc cho bo giam Trạm Cai Lậy dành làn chờ cho tài xế đưa tiền lẻ

Trạm thu phí Cai Lậy đã đưa ra các kịch bản để giải quyết ình huống khi tài xế qua trạm đưa tiền lẻ.

Ngày 24/8, ông Lê Ngọc Tuyển, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh cho biết, tỉnh đã nhiều lần kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu dự án BOT cao tốc Hà Nội-Bắc Giang xây dựng đường gom dành riêng cho xe mô tô, xe máy đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh nhưng chưa được.

Theo đó, dự án BOT cao tốc Hà Nội-Bắc Giang, với tổng chiều dài toàn tuyến là 45,8km, đã thu phí hoàn vốn được hơn 1 năm nay nhưng vẫn không có vốn để làm đường gom.

Tiền thân cao tốc Hà Nội - Bắc Giang là Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội-Bắc Giang, trong đó, chỉ có đoạn Bắc Ninh-Bắc Giang có đường gom, còn đoạn Hà Nội - Bắc Ninh dài hơn 20 km chỉ được nâng cấp, cải tạo trên nền quốc lộ 1 cũ. Chủ đầu tư, nhà thầu chỉ thảm thêm nhựa, không mở rộng và chưa thi công xây dựng đường gom dành riêng cho xe mô tô, xe máy.

di quoc lo tham nhua nop bot cao toc cho bo giam
Ô tô và xe máy cùng lưu thông trên đoạn cao tốc Hà Nội-Bắc Ninh. Ảnh: VOV

"Trước mắt người dân vẫn phải đóng phí 35.000 đồng/lượt với ô tô con và 200.000 đồng/lượt đối với ô tô tải lớn. Chúng tôi không được can thiệp vào cái này, đây đường của Bộ. Chúng tôi đã kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các nhà thầu BOT làm nốt 2 đường gom, giờ có lẽ họ đang trong giai đoạn chuẩn bị", ông Lê Ngọc Tuyển nói.

Nhận định rằng đoạn Hà Nội - Bắc Ninh không thể gọi là đường cao tốc nhưng ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội cho rằng mức phí BOT trên đoạn đường này không thể giảm được.

"Sự việc nêu ra là đúng. Tuyến Hà Nội - Bắc Ninh chưa phải là đường cao tốc hoàn thiện nhưng đã thu phí. Mặt khác, nhà thầu BOT chưa làm đường gom khiến xe máy vẫn phải lưu thông cùng ô tô, đó là điều bất hợp lý.

Tuy nhiên, mức phí này được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính, 3 năm đầu có biểu như thế và sau đó sẽ được điều chỉnh lại.

Chính vì thế, hiện phí BOT không thể không thu và cũng không thể giảm. Nếu làm được thì người ta đã làm từ lâu, còn giảm thì phải có chủ trương, Chính phủ phải vào cuộc.

Lẽ ra Bộ Tài chính phải phối hợp với Bộ GTVT khắc phục chuyện này để tạo sự đồng thuận của người dân", ông Bùi Danh Liên nhận xét.

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, cách đây hơn 1 năm, đề nghị làm đường gom đoạn Hà Nội-Bắc Ninh đã được đưa ra nhưng tới nay vẫn chưa làm được. Một phần nguyên nhân là vì khu công nghiệp được xây dựng ngay sát đường nên làm đường gom rất khó.

Một số chuyên gia giao thông từng kiến nghị, với những dự án chỉ nâng cấp đường cũ lên thành cao tốc, tổng mức đầu tư vài nghìn tỷ đồng thì các bộ cần tính toán lại thời gian thu phí ngắn hơn 5 - 10 năm, không nên kéo dài. Bởi nếu không sự bất đồng, phản ứng về mức phí của người dân, doanh nghiệp với chủ đầu tư sẽ tiếp diễn.

Ở một diễn biến khác, trước bức xúc của dư luận cho rằng có dự án BOT triển khai trên ngay những tuyến đường mà người dân cho rằng không ách tắc, đang đi lại bình thường, nhà đầu tư chỉ việc "thảm lại đường" và thu tiền, trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, không có dự án nào chỉ làm thảm nhựa không mà thu phí.

"Chúng tôi khẳng định tất cả các dự án thu phí BOT đều là nâng cấp, cải tạo trong điều kiện kinh phí bảo trì của Nhà nước không đủ", ông Đông nói

/ Minh Thái/baodatviet.vn