Tại tờ trình gửi Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm.
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội |
Bộ LĐ-TB&XH vừa có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại tờ trình gửi Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay còn thiếu sự chia sẻ theo nghĩa rộng; Tính chất chia sẻ rủi ro chỉ thể hiện rõ trong các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Chính sách hưu trí được thiết kế còn nặng về nguyên tắc đóng - hưởng, nhưng thiếu chú ý đến nguyên tắc chia sẻ giữa người có mức lương cao và mức lương thấp để thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm lao động.
Ngoài ra, quy định điều kiện về thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ dẫn đến số người đang tham gia rời bỏ hệ thống bảo hiểm xã hội trước tuổi nghỉ hưu khá lớn.
Do vậy, cơ quan soạn thảo đề xuất quy định công thức tính lương hưu phù hợp hơn với sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí.
Cụ thể, Bộ LĐ-TĐ&XH cũng đề nghị bổ sung quy định tính tháng lẻ giai đoạn trước 2014 để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng: Nếu thời gian đóng trước ngày 01/01/2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi.
Dự thảo cũng bổ sung quy định việc điều chỉnh lương hưu có quan tâm đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu; sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí.
Trong lần sửa đổi này, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất sửa điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợpnhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh việc hoàn thiện chế độ hưu trí, cơ quan soạn thảo còn để xuất sửa đổi những nhóm quy định liên quan đến việc mở rộng đối tượng bao phủ bảo hiểm xã hội; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội...
Theo tờ trình, dự thảo sửa đổi Luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua trong các kỳ họp năm 2022 và 2023. Thời gian Luật có hiệu lực dự kiến từ ngày 1/1/2024.
Tăng lương hưu từ 10 - 15%: Chọn phương án nào thì có lợi?
Việc điều chỉnh lương hưu là cần thiết, góp phần cải thiện thêm điều kiện về đời sống cho người nghỉ hưu. Tuy nhiên, việc ... |
Ứng dụng Bảo hiểm xã hội số - VssID có gì đặc biệt?
Việc xây dựng ứng dụng VssID là một bước tiến mới quan trọng của ngành BHXH nhằm hướng tới sử dụng thẻ BHYT, sổ BHXH ... |