Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đề nghị Quốc hội cần chính thức tuyên bố việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 7/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thay mặt Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (Ủy ban) trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (dự thảo Nghị quyết).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. (Ảnh: quochoi.vn)
Về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp, ông Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là từ ngày 1/7.
"Nghị quyết số 60 Hội nghị Trung ương 11 thống nhất khẳng định: "Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành", vì vậy, trong dự thảo Nghị quyết này cần có quy định để chính thức tuyên bố việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện đang có hiện nay trên phạm vi cả nước", ông Nguyễn Khắc Định nói.
Trên cơ sở đó, các luật, nghị quyết của Quốc hội sẽ xác định khoảng thời gian chuyển tiếp phù hợp để các cơ quan ở cấp huyện hoàn thành việc bàn giao, kết thúc hoạt động; các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã sau khi sắp xếp kịp rà soát, tiếp nhận cán bộ, công chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện, kiện toàn về tổ chức bộ máy, điều kiện làm việc để chính thức đi vào hoạt động...
Để kịp thời thể chế hóa Kết luận số 150 của Bộ Chính trị, Ủy ban đề nghị trong dự thảo Nghị quyết cần có điều khoản chuyển tiếp quy định việc chỉ định các chức danh của HĐND, UBND và Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 và kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 khi không còn đơn vị hành chính cấp huyện.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, trên cơ sở phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã được Quốc hội quyết định, Ủy ban xác định dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 2 điều.
Điều 1 gồm 8 khoản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương. Điều 2 gồm 3 khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.
Về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội cho hay, để làm rõ vai trò cốt lõi của MTTQ Việt Nam, nhấn mạnh vị trí là tổ chức trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam.
Việc này để bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức mới sau khi sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc MTTQ Việt Nam. Đồng thời, quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh.
Về Công đoàn Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng khẳng định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, trực thuộc MTTQ Việt Nam, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Về tổ chức đơn vị hành chính và một số nội dung khác về chính quyền địa phương, Ủy ban đề nghị chỉ quy định có tính khái quát về việc phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định.
Đồng thời, thể chế hóa kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã có HĐND và UBND, đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định tổ chức chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, không sử dụng thuật ngữ "cấp chính quyền địa phương".
"Không quy định Chánh án Toà án Nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân thuộc phạm vi đối tượng trả lời chất vấn của đại biểu HĐND để phù hợp với tính chất và mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước ở địa phương sau khi thực hiện sắp xếp", Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo chương trình nghị sự, chiều nay, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo