ĐBQH khuyên công khai vụ sửa điểm thi: Nếu do xu nịnh...

Ngoài việc công khai danh tính thí sinh, cán bộ, phụ huynh thì còn phải tiếp tục mở rộng, điều tra, làm rõ các nguy cơ tiêu cực trong thi cử.

Mới đây, cơ quan chức năng tiếp tục công bố kết quả điều tra bước đầu về các vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình, Sơn La. Có những thí sinh được nâng tới 9 điểm/môn, 26,55 điểm/3 môn.

Sau khi có kết quả sơ bộ, Bộ Giáo dục vẫn cho rằng cần cân nhắc việc công bố danh tính thí sinh được nâng điểm vì lo ngại làm tổn thương thí sinh. Việc này đang gây tranh cãi, nhiều ý kiến cho rằng, không công bố là nhân văn nhưng cũng có ý kiến cho rằng như vậy là không công bằng.

dbqh khuyen cong khai vu sua diem thi neu do xu ninh
Nhiều cán bộ ngành giáo dục của Sơn La đã vướng vòng lao lý vì nằm trong đường dây "chạy điểm" ở Sơn La. Ảnh: CA Sơn La cung cấp.

Nêu rõ quan điểm, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang là rất rõ ràng, cơ quan công an đã vào cuộc, điều tra và đã có kết luận bước đầu.

Nhiều thí sinh được nâng điểm đã được xác định, trong đó, tại Hòa Bình, Bộ Công an đã trả về 28 thí sinh trượt được sửa điểm thành đỗ. Đã có đối tượng là cán bộ ngành giáo dục, cán bộ ngành công an tham gia chạy, nâng, sửa điểm đã bị khởi tố.

Như vậy, đây không còn là những vụ việc tồn tại theo kiểu đồn đoán mà là những sai phạm đã được khẳng định, đã có chứng cứ cụ thể.

"Đã là sai phạm thì phải được điều tra tới nơi, tới chốn. Tất cả những gì liên quan tới sai phạm trên phải được công khai, công bố, để thấy rằng pháp luật của chúng ta rất nghiêm minh, nghiêm khắc, không dung túng, bao che cho những sai phạm, khuất tất.

Việc công khai bao gồm cả các thí sinh, cán bộ và cả phụ huynh, tất cả những người có ý nghĩ, có việc làm, có tác động và tiếp tay cho việc sửa điểm, nâng điểm cho thí sinh", vị đại biểu nói rõ.

Ông Phương cũng cho rằng, việc công khai danh tính thí sinh được nâng điểm không khiến ông lo lắng sẽ làm các thí sinh này bị tổn thương. Điều ông lo hơn là làm tổn thương tới sự tin tưởng của nhân dân đối với ngành giáo dục.

"Nhưng nếu vì lý do này mà không công khai, thì không thể hiện được tính nghiêm minh, nghiêm khắc trong thực thi pháp luật. Đặc biệt, không thể răn đe được những đối tượng cán bộ đã làm sai, đã vi phạm các quy định của ngành giáo dục. Như thế, vụ việc hôm nay có thể được xử lý nhưng ngày mai có thể lại xuất hiện những vụ việc mới tương tự" - ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương phân tích.

Do đó, ông đề nghị, đối với những cán bộ làm sai thì phải công khai tất cả, dù có phải chấp nhận những tổn thương nhất định, đặc biệt là những tổn thương về niềm tin của người dân đối với ngành giáo dục.

Công khai, nghiêm khắc cũng là cách đánh động cho những đối tượng còn đang ủ mưu, manh nha ý nghĩ muốn làm sai để mưu lợi lợi ích cho cá nhân, người thân phải chùn bước, phải run sợ mà từ bỏ.

"Chỉ có làm như vậy, thì mới dần lấy lại được sự tin tưởng của người dân, mới khiến người dân tin tưởng rằng, khi sai phạm được xử lý nghiêm thì tương lai ngành giáo dục sẽ tốt hơn", ông Phương nói.

Cũng theo ông Phương, ngoài việc công khai danh tính thí sinh, cán bộ, thì còn phải tiếp tục mở rộng, điều tra, làm rõ các nguy cơ tiêu cực trong thi cử.

Đối với những dư luận như thí sinh nâng điểm là con, cháu lãnh đạo cấp cao của tỉnh thì càng phải công khai, làm rõ thí sinh đó, phụ huynh đó là ai. Việc này không những ảnh hưởng tới uy tín của ngành giáo dục mà còn vi phạm nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của cán bộ, lãnh đạo.

"Việc làm rõ nhìn từ nhiều khía cạnh, ví dụ: thí sinh được sửa điểm xuất phát từ nguyên nhân nào; xuất phát điểm từ nhu cầu và mục đích của những đối tượng đó hay còn nguyên nhân nào khác; có chuyện dùng quyền lực để tác động, gây sức ép nhằm thay đổi điểm số cho con, cháu, người thân hay không; có chuyện cấp dưới muốn lấy lòng lãnh đạo mà xu nịnh, chỉnh sửa điểm thi hay không?

Cần xác định rõ ràng nguyên nhân, mục đích, động cơ và phương pháp làm sai, khi đã xác định rõ như vậy, sai tới đâu phải công khai tới đó, bất kể đối tượng đó là ai. Trên cơ sở đó, sẽ có biện pháp xử lý cho phù hợp", ông Phương nhấn mạnh.

Liên hệ với scandal chạy điểm gây rúng động tại Mỹ, theo đó, phụ huynh chạy điểm cho con có thể phải đi tù, ông Phương cho rằng, đó là những biện pháp xử lý rất cứng rắn, nghiêm khắc.

Tại Việt Nam, dù pháp luật đã có các quy định, song trong quá trình thực thi vẫn còn hiện tượng nương nhẹ, thực hiện chưa nghiêm. Vì thế, vị chuyên gia cho rằng, dù không thể học theo cách xử lý của Mỹ, song việc xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực trong giáo dục là rất cần thiết.

dbqh khuyen cong khai vu sua diem thi neu do xu ninh Sẽ điều tra việc nhận tiền để sửa điểm thi THPT ở Hòa Bình

Bộ Công an cho biết sau kết luận ban đầu về vụ sửa điểm thi THPT ở Hòa Bình, cơ quan điều tra sẽ tiếp ...

dbqh khuyen cong khai vu sua diem thi neu do xu ninh 33 phụ nữ đòi ĐH Y Tokyo bồi thường 130 triệu yên vì sửa điểm thi

33 cựu thí sinh từ mùa thi 2006 đến 2018 đã đệ đơn kiện ĐH Y Tokyo, Nhật Bản, yêu cầu bồi thường 130 triệu ...

/ http://baodatviet.vn