Đại sứ Dương Chí Dũng làm chủ tịch Đại hội đồng WIPO

Đại sứ Dương Chí Dũng của Việt Nam đã được bầu vào vị trí chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019.

Ông được bầu tại phiên họp đầu tiên của đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lần thứ 49, với sự tín nhiệm tuyệt đối của đại diện 191 quốc gia thành viên tham dự.

Như vậy, Đại sứ Dương Chí Dũng là người đại diện cho các quốc gia thuộc nhóm châu Á - Thái Bình Dương, khu vực từ hơn 12 năm nay chưa có đại diện đảm nhiệm vị trí chủ tịch Đại hội đồng WIPO.

Với tư cách chủ tịch, ông Dũng sẽ trực tiếp điều hành phiên họp Đại hội đồng WIPO.

dai su duong chi dung lam chu tich dai hoi dong wipo

Đại sứ Dương Chí Dũng được bầu vào vị trí chủ tịch Đại hội đồng WIPO

Phát biểu sau khi trúng cử vị trí chủ tịch Đại hội đồng WIPO, đại sứ Dương Chí Dũng chia sẻ: "Việt Nam ứng cử và được đảm nhận cương vị Chủ tịch Đại hội đồng WIPO là tiếp tục thực hiện một cách tích cực và chủ động chủ trương tăng cường và thúc đẩy chính sách đối ngoại đa phương của quốc gia.

Từ đây, Việt Nam không chỉ là “thành viên tham gia có trách nhiệm” mà còn là thành viên chủ động có những đóng góp tích cực và thiết thực vào các hoạt động cụ thể cũng như trong xây dựng chính sách, các quy định và luật chơi tại các tổ chức và diễn đàn đa phương", ông Dũng nói.

Đại hội đồng WIPO bao gồm toàn thể các quốc gia thành viên WIPO, là cơ quan quyền lực cao nhất, có trách nhiệm thông qua các quyết sách quan trọng của tổ chức này, trong đó có việc bổ nhiệm tổng giám đốc, thông qua ngân sách hoạt động trong chu kỳ tài chính hai năm của các liên minh thuộc WIPO, các đề xuất liên quan đến công tác quản lý các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ...

Chủ tịch Đại hội đồng sẽ điều khiển các kỳ họp Đại hội đồng WIPO hằng năm trong nhiệm kỳ được bầu.

Chủ tịch Đại hội đồng WIPO mới trúng cử nhấn mạnh: “Những thách thức này đòi hỏi Chủ tịch Đại hội đồng WIPO phải nỗ lực cố gắng, phát huy tinh thần đồng thuận, trí tuệ tập thể của các quốc gia thành viên, của Tổng Giám đốc và Ban Thư ký nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp và thiết thực để thúc đẩy và đạt kết quả cụ thể đối với các công việc chưa hoàn tất trong nhiệm kỳ trước, cũng như đối với những công việc mới đặt ra cho tổ chức trong 2 năm tới.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa Phái đoàn Việt Nam tại Geneva với các Bộ, ngành liên quan trong nước cũng rất quan trọng để Đại sứ và Phái đoàn hoàn thành tốt nhiệm kỳ Chủ tịch Đại hội đồng WIPO của Việt Nam”.

Ra đời năm 1967, WIPO là một trong số 16 tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Hiện nay WIPO có 191 thành viên và đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, do tiến sĩ Francis Gurry làm tổng giám đốc.

WIPO là đối tác đầu tiên và quan trọng nhất của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Cho đến nay, WIPO đã dành cho Việt Nam nhiều sự trợ giúp quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ.

Sự trợ giúp của WIPO góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam.

dai su duong chi dung lam chu tich dai hoi dong wipo "Gạo và cá, hai món hàng Việt Nam mà dân chúng tôi luôn cố mua cho bằng được"

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cập nhật tin tức mới và nóng nhất về Đời sống Xã hội, Kinh tế, Pháp luật, Giáo ...

dai su duong chi dung lam chu tich dai hoi dong wipo Đại sứ Việt Nam kể về cảnh hỗn loạn trong động đất ở Mexico

Trận động đất mạnh hơn 7 độ khiến số người thiệt mạng tăng theo từng phút, may mắn người Việt Nam ở Mexico vẫn an ...

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ong-duong-chi-dung-lam-chu-tich-dai-hoi-dong-wipo-3344328/

/ An An/Đất Việt