Đại dịch Covid-19 bao trùm kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới

Kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 74 theo kế hoạch sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến từ ngày 24-5 đến 1-6. Giới chuyên gia cho rằng, nhiều quốc gia và thể chế chưa có tâm thế sẵn sàng để ứng phó với cuộc khủng hoảng, theo đó cần cải tổ toàn bộ hệ thống cảnh báo toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 bao trùm kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới ảnh 1
Các nhà lãnh đạo trên thế giới đang nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19 và kêu gọi cải tổ toàn bộ hệ thống y tế toàn cầu, nhằm giúp ngăn ngừa những thảm họa tương tự xảy ra trong tương lai

Tham gia kỳ họp thường niên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ có nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus; Tổng thống Pháp Emmanuel Macron; Bộ trưởng Bộ Y tế và các đại diện cấp cao khác của 194 nước thành viên WHO. Trong kỳ họp lần này, các nhà lãnh đạo sẽ chủ yếu tập trung thảo luận về các nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19 và những lời kêu gọi cải tổ toàn bộ hệ thống y tế toàn cầu, nhằm giúp ngăn ngừa những thảm họa tương tự như Covid-19 xảy ra trong tương lai.

Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của WHA năm nay là thảo luận về đề xuất cải cách WHO. Điểm nhấn của kỳ họp là phiên thảo luận diễn ra ngày 25-5 về báo cáo của một số nhóm chuyên gia độc lập đánh giá những khía cạnh khác nhau về cách ứng phó với đại dịch toàn cầu. Giới chuyên gia cho rằng nhiều quốc gia và thể chế chưa có tâm thế sẵn sàng để ứng phó với cuộc khủng hoảng, theo đó cần cải tổ toàn bộ hệ thống cảnh báo toàn cầu. Họ cũng hối thúc cải cách WHO nhằm tăng tính độc lập, minh bạch và nguồn tài trợ.

Hiện một dự thảo Nghị quyết nhằm củng cố tổ chức đa phương này cũng đang được đưa ra thảo luận. Văn bản chưa được công bố này dự kiến kêu gọi các nước đưa ra nội dung đánh giá về khả năng sẵn sàng của họ để đối phó với đại dịch Covid-19. Dự thảo có thể đề xuất trao cho các chuyên gia của WHO quyền đi đến các nước để điều tra những mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe mà không chờ thư mời của các nước thành viên liên quan. Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải sự phản đối của một số nước lo ngại về vấn đề xâm phạm chủ quyền đất nước.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, cần tăng cường sự tin tưởng vào tính độc lập của WHO khi niềm tin này bị lung lay, sau khi các nước đổ lỗi cho nhau gây ra cuộc khủng hoảng và cáo buộc tổ chức thiên vị nước khác. Theo đó, các chuyên gia đề xuất một biện pháp giải quyết vấn đề này là hạn chế thời gian tại nhiệm của Tổng Giám đốc WHO chỉ một nhiệm kỳ duy nhất 7 năm thay vì 2 nhiệm kỳ 5 năm như hiện nay. Trong khi đó, một số nước cũng đang thúc đẩy các nước thành viên WHO trong kỳ họp thường niên sắp tới khởi động các cuộc đàm phán, hướng tới một Hiệp ước quốc tế mới nhằm chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với đại dịch toàn cầu tiếp theo và tránh tình trạng tranh giành vaccine, gây cản trở nỗ lực của toàn cầu chống Covid-19. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom

Ghebreyesus thừa nhận: “Năm qua là năm thử thách nhất trong lịch sử tổ chức của chúng ta” đồng thời nói rằng, kỳ họp WHA năm nay được cho là sự kiện quan trọng nhất từ trước đến nay.

Trong hơn một năm qua, thế giới đã phải đối mặt với đại dịch tàn khốc và chưa có hồi kết. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã bộc lộ những điểm yếu chính của thế giới trong khả năng ngăn ngừa và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp y tế. Cộng đồng toàn cầu đã thất bại trong việc xem xét một cách nghiêm túc mối đe dọa từ đại dịch”.

Hội nghị Thượng đỉnh y tế thế giới (Diễn ra tại Thủ đô Rome, Italia)

“Thế giới phải được chuẩn bị tốt hơn để bảo vệ nhân loại khỏi các đại dịch trong tương lai. Chúng ta cần rút ra các bài học và tất cả các quốc gia cần hợp tác hơn nữa để cải thiện an ninh y tế toàn cầu. Tuy nhiên, ưu tiên hiện nay vẫn là chiến thắng đại dịch Covid-19. Phải tiến hành tiêm chủng trên toàn thế giới và phải thực hiện một cách nhanh chóng bằng cách thúc đẩy các biện pháp “kiểm soát đại dịch ở khắp mọi nơi, đảm bảo vaccine tới tất cả mọi người, thông qua xuất khẩu cũng như chia sẻ khả năng sản xuất”.

Chủ tịch EC Ursula Von der Leyen

“EU đã xuất khẩu khoảng 200 triệu liều vaccine Covid-19 tới 90 quốc gia, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng của khối. Tất cả các quốc gia đều phải làm như vậy. Chúng ta phải dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, đặc biệt là tới các quốc gia nghèo nhất… Và trong tương lai, chúng ta có thể sẽ cần nhiều đợt tiêm chủng hơn và việc tăng cường sản xuất là điều cần thiết”.

Thủ tướng Italia Mario Draghi

Cam kết, hành động trong khủng hoảng y tế

“Tuyên bố Rome” gồm 16 nguyên tắc nhằm thay đổi cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo trên thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch, hướng tới định hướng tự nguyện trong hành động hiện nay và trong tương lai về sức khỏe toàn cầu. Mục đích của tuyên bố nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó và phòng ngừa, với phản ứng mang tính phối hợp thông qua hợp tác quốc tế. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cam kết khai thác sức mạnh tổng hợp và tận dụng chuyên môn của các tổ chức, các nền tảng liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu, nâng cao năng lực, các thỏa thuận cấp phép và chuyển giao công nghệ tự nguyện, “bí quyết” theo các điều kiện đã thỏa thuận nhằm thúc đẩy sản xuất vaccine.

Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình “Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19” (ACT-A), một công cụ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dùng để phân bổ vaccine, dược phẩm và các loại dụng cụ xét nghiệm. “Tuyên bố Rome” cũng đề cập đến chương trình COVAX như một phương thức để cung cấp số lượng vaccine dành tặng các nước. Được xây dựng dựa trên kiến nghị từ cộng đồng khoa học, xã hội dân sự và sự phối hợp của cộng đồng quốc tế, “Tuyên bố Rome” có thể đóng vai trò như một định hướng vững chắc nhằm ngăn ngừa và ứng phó các trường hợp khẩn cấp về y tế trong trong trung và dài hạn.

Tình báo Mỹ điều tra thông tin mới về COVID-19 ở phòng thí nghiệm Vũ Hán Tình báo Mỹ điều tra thông tin mới về COVID-19 ở phòng thí nghiệm Vũ Hán

Mỹ đang kiểm tra thông tin các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm virus học Trung Quốc ốm nặng vào năm 2019, một tháng ...

Hơn 300.000 người Ấn Độ chết vì Covid-19 Hơn 300.000 người Ấn Độ chết vì Covid-19

Ấn Độ trở thành nước thứ ba trên thế giới vượt ngưỡng 300.000 người chết do Covid-19, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng con số ...

/ anninhthudo.vn