Đại biểu quốc hội đề nghị giữ nguyên cách tính lương hưu đối với phụ nữ

Nêu quan điểm về cách tính lương với phụ nữ nghỉ hưu, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng nếu kéo dài lộ trình cho phụ nữ thêm 5 năm để hưởng đúng theo 3% thì tác động đến quỹ bảo hiểm xã hội không lớn.

Hôm nay (1.11), phát biểu tại hội trường trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) lý giải vì sao lại hạ tỷ lệ được hưởng lương hưu của phụ nữ từ 3% xuống 2% từ 1.1.2018. Ông Lợi cho hay từ Bộ luật Lao động năm 2006 chúng ta cho là nam là 2%, nữ thì được ưu tiên là 3%. Nhưng đến Bộ luật Lao động năm 2014 thì chúng ta muốn bình đẳng giới nên đã quy định nam và nữ đều là 2%. "Vì lẽ đó nên 1.1.2018 nếu phụ nữ về hưu thì bị giảm trừ", ông Lợi nói.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, đánh giá tác động cho thấy đến năm 2016 nữ giới có số năm đóng bảo hiểm xã hội bình quân 28,8 năm và nghỉ hưu ở độ tuổi 54,1, tức là cận kề với tuổi 55. Nhưng nam giới thì đóng bảo hiểm xã hội bình quân được 32 năm và nghỉ hưu ở tuổi 57.

Do đó, nếu bình quân thì phụ nữ giảm từ 3% xuống 2% thì giảm sút mất 4% tiền lương nên tác động là không lớn. Ông Lợi cho biết: "Quan điểm của Ủy ban chúng tôi là ủng hộ chúng ta cho kéo dài thêm mấy năm tính theo công thức cũ để phụ nữ đỡ phải thiệt thòi so với nam giới. Chúng tôi nghĩ tác động không lớn, đề nghị Quốc hội ủng hộ, Thường vụ Quốc hội có ý kiến để chúng ta cho tính công thức lương hưu như cũ".

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi

Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, theo quy định hiện hành, người lao động đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau khi đạt tỷ lệ 45%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động nữ được tính thêm 3%, còn người lao động nam được tính thêm 2%. Trong khi đó, từ ngày 1.1.2018 sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu tại khoản 2, điều 56, luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Cụ thể, từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động nữ được tính thêm 2%. Như vậy, lao động nữ đủ 55 tuổi nghỉ hưu, thay vì chỉ cần có đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng tỷ lệ tối đa 75% như trước, thì từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng tối đa 75%.

NÓI THẲNG: Trêu ngươi như biệt phủ, vô cảm như lương hưu giáo viên

Cuối cùng thì chẳng ai biết nguồn gốc biệt phủ trên khu đất rộng hơn 13.000 mét vuông ở TP Yên Bái của cựu giám ...

Người nhận lương hưu hơn 100 triệu đồng/tháng là ai?

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, người hiện hưởng lương hưu hơn 100 triệu đồng/tháng là ông P.P.N.T. (quận 7, TP ...

Người hưởng lương hưu cao nhất hơn 100 triệu đồng mỗi tháng

Mức lương hưu cao nhất Việt Nam thuộc về một người đàn ông ở TP HCM nghỉ hưu từ năm 2015.

(https://thanhnien.vn/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-giu-nguyen-cach-tinh-luong-huu-doi-voi-phu-nu-895741.html)

/ Theo Chí Hiếu/Thanh niên