Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 74)

Ông Sâm ngồi ăn cơm với vợ và cô con gái út. Bà Sương nhìn nét mặt khó đăm đăm của ông Sâm.

dac biet nguy hiem ky 74 Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 73)

“Lạ thật, trong vụ án này, đúng là cho đến bây giờ chưa tìm ra được chứng cứ nào khả thi để có thể gỡ ...

dac biet nguy hiem ky 74 Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 72)

Bình ở trong nhà giam, ruột gan nóng như lửa đốt, đến mức độ anh không thể ngồi thiền được nữa. Anh gọi một cán ...

Tại nhà ông Sâm.

Ông Sâm ngồi ăn cơm với vợ và cô con gái út.

Bà Sương nhìn nét mặt khó đăm đăm của ông Sâm.

Bà hỏi:

- Hôm nay bố nó có việc gì mà nét mặt nặng nề thế?

Ông Sâm thở dài, bảo:

- Cũng nhiều việc của lãnh đạo.

Bà Sương nói luôn:

- Đang kiểm điểm lãnh đạo chứ gì? Mình có gì đâu mà phải lo? Người sợ là ông Bí thư Hương. Ông ấy nằm trong danh sách đen thì mới sợ, chứ mình có gì mà phải sợ.

Ông Sâm lắc đầu, nói:

- Không khéo tôi chết vì mẹ con nhà bà.

Bà Sương lạ lùng hỏi:

- Sao? Ông nói cái gì? Mẹ con nhà tôi làm gì mà ảnh hưởng đến ông?

Ông Sâm nói:

- Phải. Người ta đang đặt vấn đề về chuyện làm ăn của thằng Trương đấy.

Bà Sương bảo:

- Chuyện làm ăn của thằng Trương thì là việc thằng Trương. Có liên quan gì đến ông. Nó không phải là đảng viên, chẳng phải là cán bộ Nhà nước. Nó làm kinh tế tư nhân. Thắng thì nó ăn, lỗ thì nó phải chịu. Nó chẳng lợi dụng chức quyền, nó chẳng tham nhũng một đồng xu, cắc bạc nào của công cả. Thế mà ông cũng sợ là thế nào?

dac biet nguy hiem ky 74

Ông Sâm nói:

- Bà nói cứ đơn giản như không ấy. Dễ thiên hạ người ta mù cả đấy. Người ta đang nói kia kìa. Hai trăm kilômét đường sao lại chỉ định thầu cho nó? Tại sao xây chung cư giá rẻ không đấu thầu mà lại chỉ định thầu cho nó? Rồi bao nhiêu dự án nữa. Bây giờ đang ầm lên, xôn xao chuyện nó lợi dụng lúc thằng Bình đi tù, mua rẻ lại lô đất bằng trò liên doanh.

Bà Sương bĩu môi:

- Ông hay nhỉ, ông là chủ tịch tỉnh mà ông không điều chỉnh được cái việc cò con ấy à? Mới có thế thôi mà ông đã về dằn hắt vợ con. Thế thì ông làm chủ tịch làm gì?

Ông Sâm bực mình và nói:

- Thôi, thôi, tôi không nói với bà nữa. Mẹ con nhà bà đã muốn cái gì là muốn bằng được. Không bao giờ nghĩ cho thiên hạ cả.

Bà Sương cũng nổi nóng:

- Ông bảo tôi không nghĩ cho thiên hạ? Thiên hạ là cái gì? Việc gì tôi phải nghĩ cho thiên hạ. Ông là chủ tịch tỉnh. Ông lo cho thiên hạ, còn đó không phải việc của tôi. Ngày xưa, tôi thấy ông cứ ngân nga “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu. Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Phải lo trước cái lo thiên hạ, phải vui sau cái vui thiên hạ. Ông làm chủ tịch thì ông mới cần, chứ tôi với thằng Trương thì cứ lo cho thân mình trước, thiên hạ lo sau. Còn thừa thì mới đến thiên hạ. Có thế thôi. Mà bây giờ tôi hỏi cụ thể ông, họ nói cái gì về thằng Trương? Ông nói cho tôi nghe.

Ông Sâm nói:

- Đang có dư luận là chuyện thằng Trương muốn cướp lô đất của thằng Bình nên bày trò ra vụ án đấy.

Bà Sương bực mình nói:

- Nói trẻ con không nghe được. Kết luận điều tra đã xong, cáo trạng Viện Kiểm sát đưa nó ra xét xử đã xong. Mà lại nghe dư luận. Thế thì ở đất nước này cái gì cũng nghe dư luận để chết à? Nói chuyện với ông chán mớ đời. Tôi thấy ông cũng lạ.

Ông Sâm hỏi:

- Bà bảo tôi lạ cái gì?

Bà Sương cười và bảo:

- Tôi thấy người hiền lành như mình, tại sao lại làm được đến chủ tịch tỉnh nhỉ? Ối giời ơi. Làm chủ tịch tỉnh mà nhu nhược như thế thì làm sao mà làm được. Ông làm chủ tịch tỉnh, nhất là một tỉnh như thế này thì ông phải quyết đoán, phải mạnh mẽ. Thằng nào ngang bướng tống cổ nó đi, kỷ luật nó, đuổi bớt đi một số là trật tự ngay, yên ngay. Có gì đâu mà ông cứ phải sợ, rồi ông cứ phải lo việc này, việc kia. Mà tôi thấy cán bộ các ông bây giờ khổ lắm.

Ông Sâm hỏi:

- Bà bảo khổ cái gì?

- À, đấy là tôi nói khổ vì các ông bây giờ phải đóng hai vai: Một vai là cán bộ lãnh đạo, phải thế nọ, phải thế kia. Trong khi đó các ông cũng lại có những vai khác, cũng phải ăn, phải chơi, cũng phải kiếm tiền, cũng phải lo cho cái việc về sau của mình. Cho nên cán bộ các ông là cứ phải giằng xé giữa cái thực và cái ảo. Khổ là thế đấy ông ạ. Thôi, ông quên việc đấy đi. Còn nếu khó khăn gì thì ông cứ bảo tôi. Nói thật với ông nhé, tôi mà ở vào thời Võ Tắc Thiên thì Võ Tắc Thiên chẳng bằng tôi đâu.

Ông Sâm bật cười và bảo:

- Khiếp. Mẹ con nhà bà ghê gớm quá.

Vừa lúc đấy có tiếng Trương gọi cửa.

Ông Sâm tươi nét mặt hơn và bảo:

- À, thằng này về đúng lúc đây.

Trương vào nhà, sà đến bên mẹ và nói:

- Có còn cơm không? Cho con ăn với.

Bà Sương vội vàng đứng dậy:

- Cơm thì thiếu gì. Con thích ăn gì nào? Để mẹ làm cho.

Thương, cô em gái Trương nói:

- Ối giời. Bây giờ bố mẹ lại có hiếu với con cái thế. Phải vội vàng hỏi ngay xem con ăn gì để mẹ làm cho.

Trương cốc vào đầu em gái và nói:

- Thì mẹ chiều anh một tí không được sao? Cô cứ phải ghen.

Thương là một cán bộ kế toán của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, một người cũng rất đáo để và sắc sảo.

Cô nói luôn:

- Có bao giờ mẹ hỏi em là “con thích ăn gì” đâu. Mà toàn em phải hỏi mẹ.

Bà Sương:

- Ôi giời, con ơi. Thế mày chiều mẹ một tí thì mày thiệt à? Mà làm sao có mỗi thế mà chúng mày cũng phải kể công. Tao thấy lạ thật.

Trương nói:

- Thôi, con nói đùa ấy mà. Có cái gì thì cho con ăn. Còn không thì Thương rán cho anh hai quả trứng. Thế là xong.

Thương vội vàng đi rán trứng:

- Được, em rán trứng cho anh.

Trương mở tủ lạnh lấy ra một lon bia rồi lễ phép nói:

- Con mời bố mẹ.

Ông Sâm bảo:

- Thế chuyện mày làm ăn liên doanh với công ty thằng Phạm Bình ổn chứ.

Trương nói:

- Dạ, ổn mà bố. Tất cả theo đúng luật pháp. Không có gì sơ sảy cả.

Ông Sâm nói:

- Mày phải cảnh giác. Bây giờ dư luận đang đồn rằng mày lợi dụng lúc thằng Bình bị vào tù, mày khống chế, mua chuộc vợ nó. Vợ nó lại đưa thằng người tình, là thằng Quynh về làm Phó tổng giám đốc và chúng nó tìm cách cướp hết cơ nghiệp của thằng Bình để chuyển cho mày. Chuyện này là phải rất cẩn thận đấy con ạ.

Trương phì cười và bảo:

- Bố không phải lo. Sao có thể làm thế được. Tất nhiên trong phi vụ này con cũng thắng. Bây giờ con đang muốn hỏi mẹ đây. Mẹ nói với con là có công ty nào muốn mua lại dự án này với giá bốn mươi tỷ. Thế con bảo mẹ là năm mươi tỷ thì nó có đồng ý không?

Bà Sương nói:

- Nó đồng ý năm mươi tỷ. Nếu như con thuận, ngày mai họ sẽ đến bàn với con. Tất nhiên là những gì mẹ nói với mày thì mày nhớ đấy.

Trương bật cười và bảo:

- Làm sao mà con không nhớ. Mà này, con không hiểu mẹ cần tiền để làm gì nhỉ? Mẹ bây giờ lễ nhiều quá đấy.

Bà Sương nói:

- Phủi phui vào mồm mày kia. Chuyện thần thánh, lễ bái, mày không được báng bổ.

Trương:

- Người ta bảo “Đa thư thì loạn mục”. Đọc sách cho lắm mà không biết chọn lựa thì loạn cả mắt lên, loạn đầu lên. Còn đi lễ cho lắm, mà lễ lung tung thì mang họa vào thân đấy. Con thấy nếu người ta đi lễ Phật là lễ Phật; lễ đền, lễ miếu thì đi lễ đền lễ miếu. Chứ con thấy mẹ thì nay đi thì chùa, mai lại đền, ngày kia thì lại miếu. Lung tung xoèng cả lên, chẳng biết thế nào cả. Khéo thì loạn, thần thánh quở cho thì lại mang họa.

Bà Sương quắc mắc nhìn con nói:

- Ơ thằng này hay nhỉ? Chuyện lễ bái mày biết cái gì mà mày lại dạy.

Ông Sâm hỏi:

- Thế xung quanh việc chuẩn bị xét xử thằng Bình mày có nghe thấy dư luận gì không?

Trương nói:

- Dạ không, bố ạ. Mọi người cũng thấy thằng này tội ác nhiều quá nên phải xử cho nghiêm. Chỉ có một điều là con nghe phong thanh, hình như giữa giám đốc Thiều và chú Hường là không thuận lắm.

Ông Sâm nói luôn:

- Cái này thì rõ. Ông Thiều vẫn nghi ngờ có gì khuất tất trong chuyện này. Ông ấy vẫn cho rằng công an làm quá tay, chứng cứ khép tội thằng Bình vẫn thiếu thuyết phục. Nhưng thôi, đó là việc của Tòa. Không phải là việc của ông Thiều. Bây giờ theo bố là như thế này, mày đã làm cái dự án liên doanh với công ty thằng Phạm Bình xong rồi thì tốt nhất là thôi đừng động vào đất của thằng bị tử hình làm gì, không hay ho đâu. Một cái nữa là lúc đang như thế này lấy đất của nó cũng không nên. Còn lấy rồi, nếu bán được mà không lỗ, có lãi chút nào hay chút đấy thì bán quách đi.

Trương cười khì khì và bảo:

- Bố yên tâm đi. Lỗ làm sao được. Lãi thì lãi rồi. Vấn đề là lãi nhiều hay lãi ít thôi. Con đang định bán xong lô đất này thì bố xin nghỉ phép đi. Con đưa bố mẹ sang Singapore, Malaysia chơi một chuyến. Đi cho thoải mái.

(Xem tiếp kỳ sau)

Nguyễn Như Phong / Tiểu thuyết Đặc biệt nguy hiểm - NXB Công an nhân dân