Tan bữa tiệc, Trương về nhà nằm không ngủ được. Trong đầu Trương cứ vẩn vơ nghĩ về cơ nghiệp của Bình. Và hắn đã nghĩ ra được một kế.
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 24)
Người ta bảo vợ chồng ông Bình cứ như là đôi chim cu cu. “Vợ chồng như chim cu cu/ Chồng thì đi trước, vợ ... |
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 23)
Thế rồi sau cái lần đó, Bình thường xuyên nhận được tin nhắn của Linh - những tin nhắn hết sức tình cảm. Và rồi ... |
Thúy nhăn mặt:
- Lại nhắc điển tích rồi! Thế anh có học không? Anh học được là bao nhiêu?
Bình bảo:
- Loại như anh nói làm gì. Nếu như anh có học thì bây giờ anh chẳng như thế này.
Thúy đưa bát cơm cho Bình nói:
- Cho em xin bát nữa. Cơm độn khoai ăn cũng lạ miệng thật. Nhưng mà cái giống này phải ăn rất chậm chứ không thể ăn nhanh được. Ăn nhanh nghẹn lắm.
Bình bật cười:
- Đúng đấy, cơm khoai thì không thể ăn nhanh được.
Bình nói tiếp:
- Nếu như anh được học hành, thì anh sẽ có cách cư xử đúng hơn. Tất nhiên, các cụ dạy rồi…
Thúy nhăn mặt:
- Lại các cụ.
Bình cười:
- Thì mình có nghĩ ra được cái gì mới đâu. Các cụ dạy rồi, “có chí thì làm quan, có gan thì làm giàu”, chứ chẳng ai nói là có học để làm giàu cả. Đấy, cứ trông ra thế giới mà xem. Toàn những người học hành dang dở nhưng mà họ lại làm giàu. Thế rồi cái người học cho lắm chữ vào lại đi làm thuê cho những người không học. Em thấy có lạ không?
Thúy bảo:
- Đúng là cũng có những người như thế nhưng chẳng có mấy đâu. Nào, ăn nhanh lên rồi anh với em lại tiếp tục. Ngày mai em phải đi công tác mất ba hôm cho nên em phải tranh thủ vắt trí óc của anh được thêm ngày nào hay ngày ấy.
Bình nhăn mặt:
- Khiếp quá! Thì cứ từ từ anh sẽ kể hết cho em nghe rồi sau này em muốn viết gì thì viết.
Thúy hỏi:
- Thế có phải xem lại không?
Bình lắc đầu:
- Em viết thì anh không cần xem lại. Em muốn viết thế nào thì em viết.
Thúy đặt đũa bát xuống và vỗ tay nhẹ nhẹ:
- Hoan hô anh. Đúng là có một người tin mình như thế này cũng thích thật.
Hai người ăn cơm xong, ra ngoài bàn uống nước.
***
Bình bắt đầu kể tiếp:
- Hồi ấy, ở tỉnh, anh là một nhân vật có thế lực. Thế lực chính trị thì anh chẳng có nhưng anh có thế lực đồng tiền. Cho nên, từ Chủ tịch, Bí thư, cho đến Giám đốc các sở, ban, ngành, anh chẳng lạ một ai cả. Nhưng với tất cả những người này, mà cho đến tận bây giờ, với tất cả sự hiểu biết của anh, anh đúc kết lại rằng: Nếu như không có tiền thì cũng chẳng làm gì có quan hệ. Mà nói thật, mình không có tiền thì họ cũng chẳng cần quan hệ với mình làm gì. Em biết không, có một năm như năm 1997, một dịp tết, riêng tiền biếu xén, mang quà tết cho các ông ấy, cỡ khoảng một tỉ.
Thúy trợn mắt:
- Cái gì? Anh nói cái gì? Biếu quà tết một tỉ?
Bình cười khẩy:
- Một tỉ có khi còn là ít đấy em ạ. Nếu như tính vàng hồi ấy là vào khoảng bốn trăm nghìn đồng một chỉ thì em biết một tỉ là bao tiền rồi đấy! Tết, anh mang tiền đi biếu. Có những người thì phải khúm núm: “Dạ thưa chú. Nhân dịp tết, cháu có cành đào, chai rượu biếu cô chú”. Thế rồi, bỏ cái túi trong đó có một chai rượu, một cái phong bì. Tùy từng người mà nhiều hay ít. Người thì mười nghìn đô, người thì mười lăm nghìn đô, thậm chí có người còn hai mươi nghìn đô, có người thì dăm triệu, mười triệu. Tất nhiên, những cái nho nhỏ đó nếu anh không đi thì nhân viên, cô Chung cô ấy đi, hoặc Phó tổng giám đốc đi, còn những người quan chức lớn thì anh phải đi. Có những người cầm tiền của anh, họ không thèm nhếch mép lấy một câu. Người nào tử tế thì bảo: “Ừ, thôi chú ăn nên làm ra được. Chú kiếm được cơm ăn, cho anh miếng cháo, anh cám ơn”. Có những người thì còn hỏi han được dăm câu, “năm nay làm ăn thế nào”, “có thua lỗ không”, “vốn liếng ra làm sao”, rồi thì cũng được một lời cám ơn. Nhưng những người mà họ nhận tiền của mình, coi như một thứ bổn phận mà mình phải cống nạp thì không ít. Làm ăn thuận lợi như vậy, anh tưởng đời mình cứ thế mà tiến. Nhưng mà cuộc đời chẳng biết thế nào mà lần. Ở tỉnh này hồi đấy, ngoài anh là đại gia ra thì còn có một nhóm khác, cầm đầu là thằng Lê Văn Trương, con ông Lê Ngọc Sâm - Chủ tịch tỉnh.
Thúy gật gù:
- Cả nhà ông này em biết lắm.
Bình kể tiếp:
- Thằng Trương là Giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn cũng buôn bán ôtô, xe máy và làm kinh doanh bất động sản. Thế nhưng thằng này làm ăn thì lại mắc cái bệnh “bóc ngắn, cắn dài”, mà đã thế lại còn cờ bạc, lại còn gái, cho nên có bao nhiêu tiền nó nướng vào cá độ bóng đá, vào cờ bạc hết. Nó cũng có hai trung tâm buôn bán ôtô, xe máy nhưng do cái cách làm ăn của nó, một là chộp giựt, thứ hai là nó cứ cậy thế, cậy thần bố làm Chủ tịch nên nó cũng không coi khách hàng ra cái gì nên càng ngày người ta càng chán, người ta tẩy chay nó. Khi thấy anh làm ăn phát đạt thì nó hậm hực lắm.
***
Trong một bữa cơm, Trương cùng với Vũ Hoàng và một số tên nữa ăn ở một nhà hàng. Đang ăn thì bỗng Vũ Hoàng nói:
- Anh Trương ạ. Em thấy xu thế bây giờ trên thế giới, các công ty nhỏ nó cứ nhập dần vào các công ty lớn. Em thấy có lẽ anh em mình nên thay đổi cách làm ăn.
Trương hỏi:
- Mày bảo bây giờ làm ăn kiểu gì?
Hoàng nói:
- Anh có thấy thằng Bình không? Bây giờ tài sản của anh so với nó là bao nhiêu? Không chắc anh đã được một phần mười nó!
Trương gật gù:
- Cái đấy thì tao công nhận. Mà không hiểu sao cái thằng tù tha về này nó lại giàu đến mức như thế nhỉ.
Hoàng nói:
- Em tìm hiểu rồi. Phải nói là nó gặp vận, gặp may. Nhưng mà cách làm ăn của nó cũng hay, đó là, nó làm cái gì cũng rất nhanh. Đánh quả nào, thắng quả ấy, xong là rút ngay. Anh thấy đấy, có những lúc nó nhập ào ạt một lúc cả năm, bảy chục cái máy ủi, máy xúc về nhưng rồi chỉ độ vài tháng là đã bán hết sạch. Thậm chí là có những cái máy chỉ lãi có năm trăm đôla nó cũng bán. Thằng bồ con vợ nó kể với em rằng, thằng Bình có quan điểm, làm ăn là cứ phải bói rẻ hơn ngồi không. Có lãi đồng nào là phải làm ngay, còn nếu chờ, mà giá cả giảm, lãi suất ngân hàng lại thay đổi thì chết. Anh thấy đấy, nó chẳng học hành gì cả mà sao nó khôn thế!
Trương nghe nói như vậy sáng mắt lên hỏi:
- Mày nói thằng bồ con vợ nó là thằng nào?
Hoàng bảo:
- Ôi anh ơi, anh không biết cái con Linh này. Con này cũng là loại rạch giời rơi xuống. Ngày xưa là nó đi làm điếm từ năm nó mới có mười bốn, mười lăm tuổi thôi.
Trương trợn mắt:
- Mày nói cái gì? Mười lăm tuổi?
Hoàng bảo:
- Vâng ạ. Ngày xưa ông anh đi học đi hành ở nước ngoài, ông anh có để ý gì đâu. Ông anh không biết có những cái chuyện đấy, nhưng bọn em biết. Thì nó có một thằng bồ tên là Quynh buôn bán sơn Kova. Mặc dù là chúng nó thôi nhau, thằng kia đã đi lấy vợ và có con rồi. Nhưng chúng nó vẫn lén lút đi lại với nhau. Mà nghe đâu, con Linh này vẫn ăn cắp tiền của thằng Bình đưa cho bồ.
Trương lắc đầu:
- Làm gì có chuyện. Mày cứ nói vớ vẩn.
Hoàng gân cổ lên:
- Em nói thật đấy. Anh không biết chứ nó bắt thằng Bình tất cả các công trình đều phải mua sơn Kova đấy. Nó có cho mua sơn ngoài đâu. Mà anh biết thằng Bình một năm nó xây bao nhiêu nhà, tiền sơn là bao nhiêu, giá cả như thế nào là do con kia nó quyết hết.
Nghe Hoàng nói thế, Trương bảo:
- Thế chẳng lẽ thằng Bình nó không biết chuyện vợ nó đi lại với thằng kia à?
Hoàng cười khùng khục:
- Anh ơi là anh. Một cái thằng nhà quê như cái thằng Bình, vớ một con vợ người mẫu, chân nó dài như kiếm Nhật. Nó cho ăn bùa mê thuốc lú rồi thì còn biết cái gì nữa. Hơn nữa, phải nói thằng Bình cũng là thằng thương vợ, rất tử tế, cứ cung cúc làm ăn, còn tiền nong các thứ con vợ nó quản hết, nó chẳng để ý gì đến cả.
Một gã ngồi bên cạnh nói:
- Ông anh chẳng biết gì cả. Làm gì có chuyện đấy. Tất cả tiền của thằng Bình là do con Chung kế toán trưởng nắm hết. Mỗi một tháng, nghe nói là thằng Bình cho vợ tiêu đâu một trăm triệu. Có thế thôi.
Trương gạt phắt đi và bảo:
- Thôi, chuyện tiền nong của chúng nó, tao không quan tâm. Nhưng bây giờ tao hỏi, tao đang cần khoảng mười tỉ, chúng bay có cách nào hỏi vay được thằng Bình không?
Hoàng bảo:
- Anh ơi, vay thì khó. Hơn nữa, anh với nó từ trước đến nay tuy không thù hằn gì nhau nhưng cũng chẳng thân thiết gì cả. Bây giờ hỏi vay thì không được. Em nảy một cái ý thế này. Hiện nay nó có một khu đất hơn hai mươi hécta, nằm sát rìa đường quốc lộ. Tới đây, nếu theo đúng quy hoạch của tỉnh thì bên cạnh đấy sẽ xây một khu siêu thị lớn. Nếu như mình gạ nó để lại cho khu đất đấy là tốt nhất bởi vì nó có đến cả hàng trăm hécta rải khắp nơi thì hai mươi hécta kia chả là cái đinh gì. Mình với nó thành lập công ty liên doanh, cùng khai thác khu đất. Cách đấy là hay nhất. Còn cách nữa là ông anh bảo ông già anh nói với nó một câu, bán lại cho anh khu đất đấy. Tất nhiên, khi bán cho anh thì nó cũng bán với giá vừa phải thôi. Mà em nói thật nhé, nó chưa mang biếu bố anh hai mươi hécta đất đấy thì chưa được. Ông già anh là người liêm khiết, chẳng đả động gì đến chuyện làm ăn của chúng nó nhưng mà chúng nó cũng phải biết điều chứ. Em thấy, khi nhà anh có giỗ chạp có bao giờ nó đến đâu.
Một gã nói:
- Không nên nói thế, nó có đến. Nhưng mà nó không dự. Nó chỉ cho người mang đồ lễ đến, hoặc là nó đến thắp hương trước xong rồi nó đi chứ không dự.
Trương gật đầu:
- Đúng, tao công nhận. Cũng có mấy lần, tết nhất nó có đến.
Hoàng phẩy tay:
- Đó là chuyện vặt. Theo em, anh nên bàn nói với ông già, gọi nó lên, nói với nó để lại khu đất đó cho anh để lấy vốn làm ăn.
Trương suy nghĩ hồi lâu rồi bảo:
- Xem ra cách này cũng hay. Nhưng mà liệu nó có nghe không?
Hoàng nói:
- Tất nhiên là nó sẽ không nghe. Bởi vì nó không ngu gì mà không biết giá trị khu đất đấy. Nếu như mà ít hôm nữa công bố quy hoạch xong thì thưa với ông anh, mảnh đất đấy của nó mà các đại gia ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ra mua ấy, giá chả đội lên gấp nhiều lần. Lô đất đấy sẽ là vô giá.
Tan bữa tiệc, Trương về nhà nằm không ngủ được. Trong đầu Trương cứ vẩn vơ nghĩ về cơ nghiệp của Bình. Và hắn đã nghĩ ra được một kế.
Sáng ngày hôm sau, Bình vừa đến văn phòng thì có điện thoại của một cô gái, giọng thẽ thọt:
- Alô. Xin lỗi có phải anh Bình đấy không ạ?
Bình đáp:
- Dạ, vâng. Tôi Bình đây ạ.
Cô gái nói:
- Dạ, vâng, em chào anh. Anh Bình ơi, em là Minh, thư ký của anh Trương, Tổng giám đốc của Vạn Bảo đây ạ.
Nghe nói đến Trương thì Bình biết ngay. Anh vui vẻ:
- Ồ, xin chào thư ký. Hôm nay có việc gì mà lại gọi nhau sớm thế này?
Cô thư ký Minh nói:
- Dạ, Tổng giám đốc nhà em có việc muốn đến trao đổi với anh, bàn về hướng hợp tác làm ăn trong thời gian tới. Anh có thể sắp xếp cho một cái lịch không ạ?
Bình vui vẻ nhận lời ngay:
- Được thôi. Bất cứ lúc nào cũng được em ạ.
Cô thư ký Minh nói:
- Ồ, thế thì may quá. Nếu vậy thì xin anh cho một cuộc hẹn vào 9 giờ 30 sáng nay nhé!
Bình hồ hởi:
- Vâng, 9 giờ 30, tôi sẽ chờ.
Bình gọi nhân viên văn phòng vào bảo:
- Chuẩn bị phòng tiếp khách cho tôi nhé!
Rồi Bình gọi Phó tổng giám đốc Trần Vũ vào và nói:
- Anh chuẩn bị cho tôi một túi quà thật tốt, bỏ vào đấy hai chai rượu. À không, anh làm cho tôi hai túi quà. Mỗi một túi là bỏ vào đấy hai chai rượu, một túi bỏ mười nghìn đô, còn một túi là năm nghìn.
Phó tổng giám đốc Trần Vũ hỏi:
- Anh ơi, biếu ai hả anh?
Bình bảo:
- Lát nữa thằng Trương, con ông Sâm đến. Mình cũng đang muốn xem nó định hợp tác làm ăn với mình cái gì.
Vũ nhăn mặt:
- Làm ăn với thằng này làm gì anh, cái thằng mặt dơi, tai chuột, nhìn cái tướng mạo nó biết không thể làm ăn được.
Bình lắc đầu:
- Phải thêm bạn bớt thù chứ chú. Bố nó là quan đứng đầu tỉnh này thì mình cứ hợp tác với nó. Nói gì thì nói, cũng còn phải dựa thế ông ấy.
Vũ nhìn Bình hoài nghi và bảo:
- Anh sợ gì mà phải dựa vào bố nó? Anh làm ăn ngay thẳng thế này, có cái gì mà phải sợ?
Bình cười nhạt bảo:
- Chú bảo thế nào là ngay thẳng? Làm ăn như anh em mình là ngay thẳng hả? Mình ngay thẳng là mình không lừa khách hàng, mình không buôn gian bán lận. Thế nhưng cái chuyện mình mang tiền đi, nay biếu người này, mai biếu người kia, rồi mình lo lót cho hải quan để nó làm thủ tục cho mình, rồi để nó tìm cách giảm thuế cho mình. Thế đó thì là làm ăn kiểu gì? Thôi thì mình cứ phải thêm bạn, bớt thù chứ?
Vũ nghe ra và đi chuẩn bị quà. Một lát sau, những túi quà đó đã được xếp ngay ngắn trong phòng làm việc của Bình.
Đúng 9 giờ 30, Trương cùng nữ thư ký Minh, Hoàng và một gã nữa đi trên một chiếc xe Toyota Crown màu đen bóng khá mới đến.
Bình ra tận sân đón mọi người. Trương bắt tay Bình và nói:
- Anh em mình đúng là đã có gặp nhau ở mấy cuộc nhậu nhưng chẳng bao giờ ngồi đàm đạo với nhau được nhỉ!
Bình bảo:
- Nói thật là tôi cũng muốn gần anh lắm nhưng mà vì anh thấy đấy, tôi thì cứ có một cái mặc cảm, mình là cái thằng thân cô thế cô, lại từng vào tù ra tội, cho nên là thấy anh cao quá, không dám với.
Trương đấm vào vai Bình cười nói:
- Ông này, học cách nói ở đâu đấy? Thôi, cái chuyện đấy nói làm gì, chẳng qua là làm ăn với nhau nó chưa vào cạ được. Hôm nay đến đây anh em mình bàn chuyện.
Bình mời tất cả mọi người vào phòng khách. Trương đi lại ở trong phòng Bình và nói:
- Công nhận phòng làm việc này trưng bày có gu thật. Mà xem ra ông có vẻ cũng là người hoài cổ. Cũng hoành phi, câu đối. Nào, ông dịch cho tôi cái chữ Hán này nó là chữ gì?
Trương chỉ một bức hoành phi treo trang trọng ở trong phòng làm việc của Bình. Bình đọc từng câu và nói:
- Câu này là “Hòa lạc thả thầm”.
Trương hỏi:
- Thế nghĩa là thế nào?
Bình giải thích:
- À, câu này là ở trong Kinh Thi. Trong Kinh Thi, từ thời Trung Hoa cổ đại, có cái câu “Huynh đệ ký hấp, hòa lạc thả thầm”, tức là anh em trong nhà đoàn kết thì mọi việc sẽ được vui vẻ như tiếng đàn.
Trương cười khoái chí và nói:
- Ô hay quá nhỉ! Thế anh lại nghiên cứu cả văn thơ cổ Trung Quốc à?
Bình nói:
- Tôi ngày xưa, bố tôi cũng là người giỏi chữ Nho cho nên là ông dạy. Thế rồi tôi hay nhớ các câu đấy. Mới lại anh thấy làm ăn bây giờ, anh em cũng phải đoàn kết, vui vẻ với nhau. Đoàn kết thì mới vui vẻ được, có thấy không nào?
Trương vỗ tay cười khoái trí:
- Hay, hay. Ông rất là thâm thúy! Thế còn cái đôi câu đối bên này là đôi câu đối thế nào?
Bình chỉ vào câu đối và giảng giải:
- À, cái vế bên này là như thế này. Đại khái là tôi dịch nghĩa ra thôi, chứ còn đọc chữ âm Hán Việt thì nó cũng lằng nhằng. Tức là muốn để cho không phiền não, lo lắng trong người thì hãy tập tu tâm, dưỡng tính và hãy coi mình là không có gì cả. Thế còn cái vế bên này là con người ta muốn trở thành người tài thì phải trải qua gian nan, vất vả.
Trương đế vào:
- Ối, gian nan vất vả thì ông Bình quá gian nan vất vả rồi.
Rồi Trương lại nói một câu:
- Nghe người ta nói anh hay ngâm nga cái câu “Phi nhà tù bất thành lãnh tụ”. Không trải qua tù tội thì không nên người được đúng không?
Bình bảo:
- Chết, ai lại nói thế! Câu đấy là câu nói ba lăng nhăng. Không được phép nói như vậy!
(Xem tiếp kỳ sau)