Chiêu trò ký chờ, ký gửi bất động sản ở văn phòng công chứng xảy ra ở TP.Đà Nẵng có biểu hiện trốn thuế.
UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành công văn yêu cầu các đơn vị liên quan chấn chỉnh hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn.
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng giao Sở Xây dựng công bố công khai, thường xuyên cập nhật danh sách các dự án phát triển nhà ở đã có thông báo của Sở Xây dựng về việc nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua..., đến UBND các quận, huyện và các phương tiện thông tin đại chúng.
Sở TN&MT công bố công khai và thường xuyên cập nhật thông tin các dự án phát triển đô thị, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đến UBND các quận, huyện và các phương tiện thông tin đại chúng.
Công an TP, Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện được yêu cầu thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản.
Sở TT&TT, Sở Văn hóa - Thể thao thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng tải thông tin, quảng cáo, rao vặt có liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS.
Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng giao Sở Tư pháp thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, đặc biệt là tình trạng “ký chờ”, “ký gửi” trong giao dịch BĐS.
Đồng thời các cơ quan hữu quan cũng được yêu cầu thường xuyên khuyến cáo các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch, kinh doanh BĐS phải tìm hiểu kỹ thông tin, hồ sơ pháp lý dự án và quy định pháp luật có liên quan.
Liên quan tình trạng đến “ký chờ”, “ký gửi” trong giao dịch bất động sản, thông tin trên báo Đà Nẵng, vừa qua tại cuộc họp về công tác chống thất thu thuế ông Châu Thanh Việt, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng nêu rõ, đang diễn ra tình trạng “ký gửi, ký chờ” ở các văn phòng công chứng.
Đây là hành vi người yêu cầu công chứng móc nối với công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng, mua bán, chuyển nhượng bất động sản nhiều lần, nhưng chỉ đóng dấu một lần.
Thực tế, chiêu trò này được thực hiện khi công chứng viên chứng kiến việc mua bán nhưng không ký, không đóng dấu cũng như không vào sổ mà cho người mua gửi lại hợp đồng có chữ ký của người bán tại văn phòng công chứng rồi tiếp tục tìm kiếm những người mua tiếp theo để chuyển nhượng, dẫn đến có những trường hợp một bất động sản trên thực tế đã được mua bán, chuyển nhượng nhiều lần nhưng nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân chỉ có một lần.
GS Đặng Hùng Võ: 'Lợi ích tư nhân đang choán không gian phát triển'
GS Đặng Hùng Võ cho rằng các chủ đầu tư bất động sản xin điều chỉnh quy hoạch theo hướng có lợi cho mình, tạo ... |
Cao ốc sắp xây xong vẫn chưa... nghiệm thu móng
Dù cao ốc 158 Nguyễn Sơn (Long Biên–Hà Nội) xây gần xong nhưng đến nay vẫn chưa được nghiệm thu phần móng và tầng hầm. |