Đã có nhiều cảnh báo về địa ốc Alibaba nhưng nhiều địa phương vẫn cảm thấy choáng váng khi doanh nghiệp này xuất hiện trên địa bàn.
Cuối tháng 6/2019, sau hàng loạt vụ lùm xùm xảy ra trên địa bàn TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Tập đoàn địa ốc Alibaba tiếp tục tấn công tới huyện Hàm Tân - Bình Thuận với tên dự án "Alibaba Thắng Hải NewTimes city".
Một khu đất nông nghiệp trồng cây tràm rộng 33ha được địa ốc Alibaba nhắm tới, khu đất này do ông Nguyễn Thái Lĩnh tự thỏa thuận, mua lại của một người khác.
Tuy chưa có bất kỳ thủ tục pháp lý nào nhưng địa ốc Alibaba đã quảng cáo nơi đây sắp được triển khai dự án bất động sản, tổ sức hàng nghìn lượt khách từ các tỉnh tới thăm quan và mời gọi xuống tiền đầu tư.
Khi biết được thông tin này, lãnh đạo chính quyền địa phương và sở ngành tỉnh Bình Thuận cũng... choáng, vì quá bất ngờ.
Đây không chỉ là tâm lý của riêng lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, mà ngay cả ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai nhiều cán bộ quản lý cũng thừa nhận sự "bất ngờ" khi có địa ốc Alibaba xuất hiện và hoạt động trên địa bàn.
Điều này khiến nhiều người khó hiểu, vì sao nhiều địa phương lại đều có chung tâm trạng trước bối cảnh đối diện với nguy cơ mà Tập đoàn địa ốc Alibaba đem lại?
Ông Trần Đình Khang - Giám đốc một công ty môi giới BĐS trên địa bàn TP. HCM cho biết, hoạt động của Tập đoàn địa ốc Alibaba được Hiệp hội BĐS TP. HCM có văn bản cảnh báo từ hơn 2 năm về trước. Văn bản này được gửi tới nhiều Bộ, ngành và một số tỉnh lân cận nhưng ngoài TP. HCM thì hầu như các tỉnh khác không có phương án đối phó với doanh nghiệp này vào thời điểm đó.
"Để làm được một dự án không phải trong ngày một, ngày hai. Hơn nữa, địa ốc Alibaba đi đến đâu cũng không chỉ ở đó một ngày mà phải lưu trú rất lâu, thực hiện xây lấp khu đất một cách rầm rộ nhưng không bị phát hiện xử lý ngay từ đầu..." - ông Khanh nói.
Từ đó, ông Khang cho rằng, một phần nguyên nhân Tập đoàn địa ốc Alibaba bùng phát mạnh trong thời gian gần đây là do địa phương buông lỏng quản lý, khi phát hiện sai phạm lại xử lý chưa nghiêm dẫn đến việc địa ốc Alibaba vô tư lộng hành.
Trong khi đó, Luật sư Võ Đan Mạch - Đoàn Luật sư TP. HCM cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lãnh đạo địa phương choáng, bất ngờ với địa ốc Alibaba.
"Thứ nhất, xuất phát từ chiêu thức khôn khéo, dùng những lời hứa hẹn đầy mật ngọt để dụ dỗ, lôi kéo người dân thông qua Hợp đồng góp vốn của Alibaba.
Thứ hai, xuất phát từ sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, không tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời, thường xuyên mà cứ để các sai phạm diễn ra liên tục.
Thứ ba, xuất phát từ sự thiếu nghiêm minh, cứng rắn trong việc phát hiện và xử lý các sai phạm. Điều này đã làm cho những kẻ xem nhẹ pháp luật, coi thường quyền lợi của người dân ngày càng lộng hành.
Hơn nữa, khi đã xác định rõ đó là các dự án lừa đảo thì lúc này, một bộ phận lực lượng chức năng còn có dấu hiệu bỏ mặc cho các sai phạm cứ xảy ra, cứ "ngâm" vụ việc từ năm này qua năm khác mà không giải quyết cho dứt điểm, và dần dần các dự án cứ thể vươn vòi ra xa hơn" - Luật sư Võ Đan Mạch bày tỏ quan điểm.
Vân Hưng
Chủ dự án 'khu dân cư Alibaba' cho lấp lại đường nhựa
Thị xã Phú Mỹ cho rằng chủ đất lấp đường, trồng sắn trên đất nông nghiệp bị phân lô bán nền là nhằm đối phó ... |
Dự án ma của địa ốc Alibaba tiếp tục vươn vòi ra Bình Thuận
Một dự án có tên “Alibaba Thắng Hải Newtimes City“ của Công ty CP Địa ốc Alibaba toạ lạc tại tỉnh Bình Thuận được quáng ... |
Lãnh đạo địa ốc Alibaba xúc phạm cán bộ: Thấy tổn thương!
Trong nội dung nói chuyện, ông Luyện có lời lẽ được cho là xúc phạm đến chủ tịch xã, công an xã trên cả nước. |