Ngay từ khi chào đời, Cách Cách này đã có cuộc sống khác xa những hoàng thân quốc thích khác.
Ngày 12.2.1912, Hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh - Phổ Nghi - bị buộc phải thoái vị, chính thức chấm dứt sự cai trị của vương triều này trong suốt hơn hai trăm năm. Trong khoảng thời gian này, người em gái út của Phổ Nghi, Ái Tân Giác La Uẩn Hoan, vị Cách Cách cuối cùng của thời kỳ phong kiến cất tiếng khóc chào đời.
Uẩn Hoan chụp ảnh cùng gia các huynh muội.
Năm 1921, Ái Tân Giác La Uẩn Hoan được sinh tại phủ của Thuần Thân vương. Bà là người em thứ 7 của Phổ Nghi, cũng là Cách Cách cuối cùng trong triều đại Mãn Thanh. Mặc dù trong tại thời điểm đó, Phổ Nghi đã thoái vị, tuy nhiên, ông vẫn sống trong Tử Cấm Thành trong thân phận Hoàng đế bù nhìn, do đó hai huynh muội không có cơ hội được gặp mặt.
Mãi tới năm 1960, Tổng lý Châu cố ý sắp xếp, Uẩn Hoan, Phổ Nghi và các huynh muội khác mới có cơ hội đoàn tụ. Tại bữa tiệc gặp mặt, Uẩn Hoan khóc cạn cả nước mắt khi lần đầu được gọi tên anh trai.
So với Phổ Nghi và những huynh muội khác, Uẩn Hoan là nàng Cách Cách có cuộc sống khá bình dị, không tiếp xúc với vinh hoa phú quý. Hàng ngày, bà thức dậy, làm việc ngoài vườn như bao thôn nữ khác.
Cách Cách Uẩn Hoan khi còn là thiếu nữ.
Năm 1947, Uẩn Hoan quyết định thay đổi cuộc đời. Việc đầu tiên bà thực hiện đó là tới trường học chữ. Trong 2 - 3 năm sau đó, bà cùng một người bạn tên Lý Thục Phân cùng nhau mở trường dạy nghề. Không lâu sau, bà kết hôn với một người đàn ông tên Kiều Hồng Chí qua lời giới thiệu của ông Lý.
Tới năm 1950, Uẩn Hoan chính thức được chính phủ công nhận là một giáo viên của trường tiểu học công lập, trở thành người đầu tiên trong số các huynh muội tham gia cách mạng. Trong nhiều năm làm nghề giáo, bà luôn tận tâm, đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp trồng người, được các học trò và đồng nghiệp hết sức coi trọng. Những năm 1960, bà được Liên đoàn Quốc gia dành tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó tiêu biểu là giải thưởng “giáo viên kiểu mẫu”.
Vị Cách Cách cuối cùng qua đời vào tuổi 83.
Cuộc sống bình dị tiếp diễn cho tới năm 2004, bà phải nhập viện và qua đời ngay sau đó, khi bước sang tuổi 83. Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, vị Cách Cách cuối cùng này để lại một câu nói khiến nhiều người nể phục: “Phục vụ nhân dân là vinh dự lớn nhất của cuộc đời tôi“, mang đúng tinh thần người Mãn Châu một thời.
Ngụy Anh Lạc của \'Diên Hi công lược\' là ai trong lịch sử triều Thanh?
Sau Phú Sát hoàng hậu qua đời và Kế hoàng hậu bị đày lãnh cung, Lệnh Phi là người được Càn Long sủng ái. Nhưng ... |
Phim cổ trang triều Thanh của Trung Quốc: Hơn cả sự lừa dối
Triều nhà Thanh là bối cảnh quen thuộc trong các phim cổ trang Trung Quốc. Nhưng đến người Trung Quốc cũng phải thừa nhận phim ... |