Bằng mắt thường khó phân biệt được đâu là đồng tiền chân chính, đâu là tiền được làm ra từ tội lỗi.
Trong buổi thuyết pháp tại Hà Nội vào cuối tháng 3/2019, Thượng tọa Thích Tiến Đạt - Trưởng ban Pháp chế, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói rằng, mang tiền lên chùa cúng dường không giải được nghiệp xấu.
Ngoài ra, muốn cúng dường tạo ra phúc thì đồng tiến ấy phải là đồng tiền chân chính, đồng tiền đúng là mồ hôi nước mắt của mình đem đi bố thí, cúng dường mới tạo ra phúc. Còn tiền được tạo ra từ tội lỗi, đem cúng thì không bao giờ tạo ra phúc.
Ngày 1/4/2019, trao đổi với Đất Việt, Hòa thượng Thích Thanh Quân - trụ trì một chùa ở huyện Nam Trực, Nam Định cho biết, bằng mắt thường khó có thể nhận ra đâu là đồng tiền chân chính, đâu là đồng tiền làm ra từ tội lỗi.
Về mặt hình thức, tiền được Nhà nước in ấn nên có bề ngoài giống nhau nên ở cùng mệnh giá thì tờ nào cũng giống tờ nào.
Chùa Ba Vàng (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) - nơi vừa gây tranh cãi về những hoạt động nhận tiền cúng dường.
"Việc cúng dường, bố thí không xét về số lượng tiền nhiều hay ít, hình thức tiền đẹp hay xấu mà ở cái tâm của mỗi người. Mỗi phật tử thành tâm bố thí, cúng dường thì dù tiền đó nhiều hay ít, xấu hay đẹp cũng là điều đáng quý" - Hòa thượng Thích Thanh Quân nói.
Lý giải về câu nói của vị Trưởng ban Pháp chế, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Quân cho rằng: "Ở đây Thượng tọa Thích Tiến Đạt muốn hàm ý về cái tâm của mỗi con người trong đời sống hàng ngày sẽ quyết định đến nghiệp và phúc họ nhận được.
Mỗi người sinh ra đều mang theo nghiệp trên mình, nghiệp nặng hay nhẹ là do bản thân người đó tự tạo ra. Nếu như thường ngày anh làm điều xấu thì dù có bố thí, cúng dường bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể tránh được nghiệp ác mà bản thân phải gánh. Luật Nhân - Quả cũng là thế...".
Hòa thượng Thích Minh Loan - trụ trì chùa ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình cho rằng, phật tử nào có lòng thành tìm đến cửa chùa là điều đáng quý, không quan trọng chuyện cúng dường.
Vị trụ trì này cũng thừa nhận, bằng mắt thường khó có thể nhận biết đâu là đồng tiền chân chính, làm ra từ mồ hôi nước mắt, đâu là đồng tiền được tạo ra từ tội lỗi.
Theo Hòa thượng Thích Minh Loan, trong xã hội vẫn hiểu "tiền bẩn" là đồng tiền làm ra từ những hoạt động phi pháp, chà đạp lên sự mất mát của người dân lương thiện mà có được. Điều này thì chỉ có người trong cuộc mới biết, trừ khi họ đến chia sẻ với nhà chùa.
"Dù đó là ai, đồng tiền họ công đức vào chùa như thế nào thì người phật tử cùng phải thật tâm không chỉ trong lúc ở chùa mà cả trong cuộc sống. Nếu chỉ khi đến cửa chùa mới sám hối thì vẫn không giải được nghiệp, không tạo ra phúc" - Hòa thượng Thích Minh Loan nói.
Thượng tọa Thích Tiến Đạt: Cúng tiền bẩn không tạo ra phúc
Theo Thượng toạ Thích Tiến Đạt, trong Phật pháp không có chuyện bỏ tiền ra để chuộc tội, không thể lẫn lộn về mặt nhân ... |
\'Cúng tiền giải oan là vô minh, bổn phận nhà sư không phải gọi hồn\'
Nếu tin vào luật nhân - quả tiền kiếp, thì mỗi người đều phải tự làm việc thiện để trả nghiệp của mình, không thể ... |