Khi Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tiến hành xử lý trái quy định một số lượng lớn hải sản bẩn sau sự cố môi trường thì bị phát hiện.
Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh vừa bị UBND tỉnh này xử phạt 450 triệu đồng về hành vi chôn chất thải công nghiệp độc hại của Formosa ngay trong trang trại của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc công ty này vào hồi đầu tháng 7/2016.
Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt, đơn vị này tiếp tục có hành vi xử lý chất thải là hải sản bẩn trái quy định.
Lực lượng chức năng đang kiểm đếm số lượng tại hiện trường.
Theo đó, vào chiều tối 19/12, nhận nguồn tin báo từ quần chúng nhân dân, chúng tôi đã có mặt tại lò đốt của công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh (có địa chỉ tại thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh).
Thời điểm chúng tôi có mặt, theo ghi nhận, có hàng chục bì đựng hải sản đã bốc mùi hôi thối đang được tập kết tại đây, một số lượng ít đã được công nhân đưa vào lò tiến hành tiêu hủy.
Ngay sau khi bị người dân phát hiện, trình báo, các lực lượng chức năng đã có mặt, tiến hành kiểm tra.
Ngoài 1,2 tấn hải sản tại hiện trường, trước đó, một số đã được đưa vào xử lý tại lò đốt số 2.
Theo số liệu kiểm đếm tại hiện trường, có 41 bì đựng hải sản đã bốc mùi hôi thối với tổng trọng lượng 1,2 tấn, ngoài ra còn có 46 bì đựng trấu đã đươc vận chuyển cùng mang đến đốt tại lò đốt của công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh. Theo ông Nguyễn Văn Danh, công nhân phụ trách đốt lò của công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh, vào khoảng 17h30 cùng ngày, có 1 xe trọng tải 1,4 tấn chở số hải sản trên lên lò đốt. Thời điểm này, ông nhận được điện thoại của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc công ty nói là có hàng chở lên và chỉ đạo ông nhóm lò đốt.
“Lúc đó có anh Nguyễn Hồ Phương, cán bộ UBND xã Kỳ Hà đi xe máy theo sau xe ô tô chở lên. Tôi được giám đốc chỉ đạo đốt thì tôi đốt chứ không biết trong bì là cái gì cả. Khi chúng tôi đang đốt đến bì hải sản thứ 5 thì bị phát hiện nên đã phải dừng lại”, ông Danh nói.
Làm việc với cơ quan chức năng tại hiện trường, ông Nguyễn Hồ Phương, cán bộ UBND xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh cho biết, đây là số lượng hải sản của 2 chủ cơ sở là Trần Đình Lăng và Trần Thị Vinh, trú thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà, TX.Kỳ Anh.
“Theo khai báo của 2 chủ cơ sở với chính quyền địa phương thì đây là số hải sản thu mua trước sự cố môi trường biển tồn đọng nhưng chưa được đền bù. Do để lâu ngày nên họ có đơn đề nghị xã đưa đi tiêu hủy. Sau đó, UBND xã và UBND TX.Kỳ Anh đã đề nghị công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh xử lý số hải sản nói trên. Quá trình đưa lên lò đốt, cán bộ xã đi theo là để giám sát vì sợ họ chở đi nơi khác tiêu thụ”, ông Phương nói.
Cận cảnh những bì tải hải sản đã bốc mùi hôi thối.
Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh lại cho biết, đây là số lượng hải sản của người dân bị hư hỏng sau Bão số 10 cần phải được đưa đi tiêu hủy. “Ngoài 1,2 tấn hải sản tại hiện trường thì trong chiều nay còn có 6 xe khác chở gồm 2 xe ruốc, 4 xe cá và mực đóng trong thùng xốp được bốc từ kho của 2 chủ cơ sở đưa lên lò để xử lý. Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện, đình chỉ không biết các xe đó ở đâu rồi. Trước đó, số lượng kiểm đếm tại kho của 2 chủ cơ sở trên có khoảng hơn 23 tấn hải sản hư hỏng cần đưa đi tiêu hủy”, ông Nguyễn Tiến Thắng, cán bộ UBND xã Kỳ Hà cho biết thêm.
Theo tìm hiểu, công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh không có chức năng xử lý chất thải, đặc biệt là các loại thực phẩm. Sau khi có hành vi chôn chất thải độc hại của Formosa trong trang trại của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc công ty này đã bị cơ quan chức năng đình chỉ chức năng xử lý chất thải.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!
Đề nghị truy tố nhóm cựu cán bộ thủy sản nhận hơn 7,3 tỉ đồng "bôi trơn"
Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” đối ... |
Những thống kê về đại nạn rác thải nhựa trên Trái Đất
Hàng tỷ tấn rác thải nhựa đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. |