Trung bình trong 100 gr nho khô có đến 32 mg ka li. Nhờ hợp chất quan trọng này mà nho khô có thể giảm được áp lực ở các mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp.
Không chỉ vậy, các chất xơ có trong nho khô cũng tác động không nhỏ đến hóa sinh của các mạch máu, làm giảm độ cứng của các mạch máu nên có tác dụng giảm huyết áp rất hiệu quả.
Cải thiện chứng thiếu máu. Nho khô là nguồn cung cấp chất sắt và đồng, cũng như phong phú hàm lượng các vitamin B phức hợp, rất quan trọng cho sự hình thành hồng cầu. Thường xuyên ăn nho khô sẽ giúp chữa bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thúc đẩy quá trình đông máu để làm lành vết thương.
Chống ung thư. Trong nho khô có các chất chống ô xy hóa như catherine, polyphenolic giúp tiêu diệt các gốc tự do trôi nổi trong cơ thể, bảo vệ các tế bào và các cơ quan trong cơ thể, từ đó ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư.
Trị táo bón. Nho khô đứng đầu danh sách các thực phẩm giàu chất xơ (100 gr nho khô chứa đến 3,7 gr chất xơ). Chất xơ giúp dạ dày và ruột hoạt động hiệu quả, thức ăn được tiêu hóa tốt, không vón cục, từ đó trị được bệnh táo bón. Ngoài ra, ma giê có trong nho khô cũng giúp nâng cao nhu động ruột kích thích tiêu hóa trơn tru.
Giúp mắt khỏe. Polyphenolic có trong nho khô rất tốt cho sức khỏe mắt, vì chúng bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực liên quan đến tuổi tác. Ngoài ra, nho khô cũng chứa một lượng đáng kể chất beta caroten, vitamin A và carotenoid làm tăng thị lực và giữ cho mắt sắc nét, theo trang Health.