Công bằng cho BOT - công bằng cho dân

Phiên họp thường kỳ của Chính phủ hồi cuối tuần qua, sau khi nghe các báo cáo, nhất là vấn đề nóng ở Trạm BOT Cai Lậy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể có báo cáo tổng hợp, trình Thường trực Chính phủ, đặc biệt là về công trình BOT Cai Lậy (Tiền Giang) để có đánh giá toàn diện.

cong ba ng cho bot cong ba ng cho dan

Tài xế dùng tiền lẻ mua vé qua trạm BOT Cai Lậy và yêu cầu trả lại đúng 100 đồng.

Vấn đề ở BOT Cai Lậy không còn là “câu chuyện tiền lẻ” mà đã trở thành nút thắt cần tháo gỡ để lấy cơ sở giải quyết những mâu thuẫn sau này có thể phát sinh ở những trạm BOT khác. Nó cũng tạo ra áp lực với chính quyền về mối quan hệ hài hòa giữa việc đảm bảo các quyền lợi của người dân và chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển.

cong ba ng cho bot cong ba ng cho dan
Sơ đồ vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang.

BOT không phải là quái vật!

Với câu chuyện BOT Cai Lậy, đầu tiên phải ghi nhận nỗ lực của chủ đầu tư về việc giảm và miễn giá cho nhiều đối tượng. Cụ thế là giảm 30% mức thu cho các phương tiện, giảm 50% cho các phương tiện kinh doanh vận tải của chủ sở hữu có hộ khẩu ở 4 xã lân cận Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An, xe buýt nội tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra các phương tiện không kinh doanh vận tải ở 4 xã trên được miễn 100%. Thế nhưng ngay khi thu phí trở lại, những người lái xe vẫn tiếp dục dùng tiền lẻ để gây áp lực, khiến ùn tắc kéo dài và BOT Cai Lậy liên tục phải xả trạm theo quy định.

Vấn đề mà ai cũng nhìn rõ: Người dân không chỉ cần giảm phí hay miễn phí, mà cao hơn là phải di dời trạm BOT vào đúng tuyến đường tránh. Theo đúng nguyên tắc: Có đi thì có trả tiền, không đi không trả.

Tại sao một việc tưởng chừng không khó lắm là “dời trạm vào đúng vị trí” lại trở nên khó khăn và bất khả thi?

Thứ nhất, như báo chí và các chuyên gia đã phân tích là vị trí đặt trạm như hiện nay đã được tỉnh Tiền Giang và Bộ GTVT đồng ý, đó cũng là điều kiện để nhà đầu tư lên phương án thực hiện. Nếu không, sẽ không có tuyến tránh Cai Lậy - với mục đích là giảm ùn tắc cho đoạn QL1 qua Cai Lậy luôn trở thành điểm nóng ùn ứ, nhất là những dịp cuối năm.

Thứ hai, theo lập luận chủ đầu tư, họ cũng đã bỏ ra khoản tiền 300 tỉ nâng cấp tuyến đường cũ.

Dời trạm BOT hiển nhiên là điều mà nhà đầu tư không muốn. Thậm chí hồi tháng 9 người đại diện Hội đồng thành viên BOT Tiền Giang cho biết, nếu chọn phương án dời trạm thu phí vào đường tránh thị xã Cai Lậy thì đơn vị này sẽ trả lại dự án cho Nhà nước. Lý do là BOT Tiền Giang không đủ khả năng hoàn vốn, đổ nợ vì mỗi tháng trả lãi ngân hàng lên đến gần 10 tỉ đồng.

Hay nói cách khác, nếu dời, hoặc bỏ hẳn trạm thì Bộ GTVT hay nói rộng hơn là Nhà nước phải mua lại toàn bộ dự án (tổng đầu tư lên tới 1.300 tỉ). Tất nhiên, việc bỏ ra khoản tiền trên 1.000 tỉ không phải là quá khó với Nhà nước nhưng hệ lụy của nó sẽ là hàng loạt các nhà đầu tư khác cảm thấy không an toàn và đồng loạt lên tiếng trả dự án nếu cảm thấy không đủ khả năng hoàn vốn, vì một lý do tương tự.

Trong bối cảnh hiện nay, nhìn từ Cai Lậy có thể thấy nhà đầu tư đang bị đẩy vào thế đối mặt với người dân, tạo ra một cuộc chiến mà hình ảnh nhà đầu tư trở nên xấu xí, như một con quái vật chỉ biết thu tiền.

Cần nhớ rằng, tại cuộc tiếp xúc cử tri ở Cần Thơ hồi tháng 9.2017, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sau khi nghe phản ánh của người dân về BOT đã khẳng định: Chúng ta không thể phủ nhận những thành quả, kết quả đạt được của chủ trương BOT. Nhưng những cái sai của BOT là những cái hạn chế, những cái tồn tại của nó. Sai là có và cho tới bây giờ chúng ta giám sát, thanh tra, kiểm tra thì mới phát hiện nhưng không thể vì sai ở chỗ này, chỗ khác mà chúng ta lại phủ nhận những kết quả đạt được từ BOT.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong lúc Nhà nước thiếu tiền thì chủ trương BOT huy động các nguồn lực từ ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư những công trình mà chủ yếu là hạ tầng giao thông như: Cầu, đường, bến cảng... là chủ trương đúng đắn.

Trên thực tế tại Cai Lậy, theo các chuyên gia phân tích thì ở “cuộc đối đầu” này thì cả người dân và chủ đầu tư trở thành “con tin” cho hợp đồng BOT mà vị trí đặt trạm được sự đồng thuận của cả địa phương lẫn Bộ GTVT.

Nhưng người ta chưa thấy trách nhiệm của Bộ và địa phương. Thậm chí, khi trả lời báo chí tại phiên họp ngày 1.12, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng: “Bộ GTVT đánh giá dự án này (dự án BOT Cai Lậy) về thủ tục đầu tư không sai với quy định của pháp luật. Về mặt thủ tục, trạm Cai Lậy nằm trong dự án tuyến tránh Cai Lậy chứ không nằm ngoài.

Thực sự trước khi đầu tư, HĐND tỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội và UBND tỉnh Tiền Giang đã đề nghị Bộ GTVT đầu tư tuyến tránh này, thủ tục rất đúng”.

Như vậy bộ đúng, địa phương đúng trong khi người dân chịu trận và chủ đầu tư thì thiệt hại - dù họ (nhà đầu tư) không có quyền quyết định vị trí đặt trạm cũng như giá vé.

cong ba ng cho bot cong ba ng cho dan
Một cảnh hỗn loạn tại trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: P.V

Tìm công bằng và đồng thuận

BOT Cai Lậy đã trở thành một cơn khủng hoảng mà nếu không nhanh chóng giải quyết sẽ gây nhiều hệ lụy về mặt xã hội, về mặt kinh tế và đặc biệt khiến cho những giá trị mà BOT đã và sẽ mang lại trở thành vô nghĩa.

Cách Cai Lậy nghìn cây số là câu chuyện ở Thái Nguyên, nhà đầu tư hồ hởi làm tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75-Km100. Thế nhưng đường làm xong, dân đã đi nhưng chủ đầu tư vẫn chưa được thu phí để hoàn vốn khiến nợ nần doanh nghiệp ngày càng chồng chất. Điều đáng nói là khi đưa ra vấn đề, cả tỉnh và bộ đều đá quả bóng sang nhau khiến doanh nghiệp chỉ biết than thở không biết kêu ai.

Những câu chuyện về tình trạng mắc kẹt giữa bộ và địa phương của các nhà đầu tư BOT giao thông như trên dù không điển hình nhưng vẫn diễn ra. Thực trạng này khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi băn khoăn dù muốn đầu tư vào BOT đặc biệt là những dự án đã được Quốc hội bấm nút thông qua như cao tốc Bắc - Nam do lo ngại “trên rải thảm, dưới rải đinh”.

Các chuyên gia nhận định: “Nếu những câu chuyện như dự án Thái Nguyên - Chợ Mới không sớm có hướng giải quyết thì ngân hàng sẽ là nơi gánh chịu hệ quả và kéo theo là vấn đề an ninh tiền tệ”.

Trở lại câu chuyện Cai Lậy, khi người dân cần đòi lại công bằng thì có vẻ như doanh nghiệp vẫn chưa tìm thấy cái phao để tìm lại sự công bằng cho mình. Có người đã ví von câu chuyện ở Cai Lậy như đốm lửa, nếu không có giải pháp sớm thì sẽ lan rộng thành đám cháy. Vậy thì phải sửa thế nào?

Không thể trông chờ vào cách “vận động người dân” như yêu cầu của Bộ GTVT bởi cách đối phó kiểu “bơm tiền lẻ để trả lại lái xe” chỉ là giải pháp mang tính tạm thời và khiến người dân thêm bức xúc, cuộc đối đầu thêm căng thẳng vì sẽ còn rất nhiều “chiêu” mà chủ phương tiện đem ra sử dụng, Bộ GTVT hay chủ đầu tư không thể cứ chạy theo mãi.

Phải sửa lại hợp đồng BOT tuyến tránh Cai Lậy - khi Luật còn sửa được thì không có lý gì một hợp đồng kinh tế lại không thể. Thiệt hại ở đâu, như thế nào sẽ có bên thứ ba định giá và Tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT phải có trách nhiệm tham gia đền bù. Nói một cách khác, phương án Nhà nước mua lại toàn bộ, hoặc một phần dự án (để xóa sổ hoặc đưa trạm BOT vào đúng vị trí là nằm trên tuyến tránh) đang được ủng hộ.

Đã đến lúc cần ngồi lại và tính toán về một dự luật riêng cho BOT để điều chỉnh mâu thuẫn giữa người dân và nhà nước trong lĩnh vực này. Đó là giải pháp lâu dài, còn ngay lập tức, Chính phủ cần vào cuộc một cách quyết liệt rõ ràng, nhất là khi đã có báo cáo toàn diện của Bộ GTVT. Người dân không chỉ ở khu vực ĐBSCL mà còn cả nước đang chờ Chính phủ xử lý “cuộc khủng hoảng” ở Cai Lậy thế nào để thể hiện tính tiến bộ của nhà nước kiến tạo và liêm chính như chính phủ đề ra. Lúc đó, chắc chắn người dân và những nhà đầu tư sẽ thấy được công bằng và đồng thuận.

Trạm thu phí BOT Cai Lậy: Hãy trả đúng về vị trí của nó

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến vụ các tài xế dùng tiền lẻ để trả phí qua trạm thu phí BOT Cai Lậy. Vị trí đặt trạm thu phí có hợp lý? Các tài xế phản ứng vì mục đích gì? Hành vi của họ có vi phạm pháp luật?

Sự phản ứng của dư luận và “chiêu tiền lẻ” ngày càng mạnh mẽ, khi trạm thu phí BOT Cai Lậy thu phí trở lại và quyết tâm thực hiện đến cùng điều đó. Các tài xế đã nghĩ ra cách trả tiền lẻ nhằm “câu giờ” gây áp lực giao thông để buộc phải xả trạm. Các giao dịch tiền lẻ của các tài xế ban đầu diễn ra tương đối ôn hòa và trong giới hạn luật pháp cho phép. Đó là giao dịch dân sự thông thường mà Nhà nước không thể can thiệp bằng quyền lực. Luật quy định, khi ùn tắc giao thông mà nguyên nhân là từ trạm thu phí thì phải mở trạm. Nên việc ùn tắc kéo dài và có gây thiệt hại hay không là do trạm thu phí quyết định.

Tuy nhiên, nếu hành vi “dùng tiền lẻ” và “đòi thối đúng mệnh giá tiền lẻ” diễn ra một cách quá khích, có tổ chức và kèm theo các hành vi và thái độ khác, như bóp còi inh ỏi, la hét, kích động đám đông tham gia, cố tình không di chuyển ngay cả khi đã giao dịch xong hoặc đòi qua trạm không phí, rồi đâm vào cả cây chắn barie… thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tất nhiên, việc truy cứu trách nhiệm cánh tài xế, đại diện cho người dân có phương tiện lưu thông qua tuyến đường này không nên đặt ra lúc này, trong khi sự bất hợp lý về vị trí và mức phí của trạm thu phí BOT Cai Lậy chưa được giải quyết thỏa đáng. Pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm túc, nhưng không thể đứng trên quyền lợi chung của cộng đồng, của người dân.

Không còn cách nào khác, Chính phủ phải trả lời cho người dân rõ, dự án BOT Cai Lậy có minh bạch về quy trình cấp phép, việc gộp hai hạng mục xây dựng nói trên vào trong một dự án có khách quan và vị trí đặt trạm thu phí như vậy đã hợp lý?

Nếu không hợp lý, thì hãy trả trạm thu phí về đúng vị trí của nó.

cong ba ng cho bot cong ba ng cho dan Tuyệt đối không để BOT Cai Lậy thành điểm nóng

“Mày không cần biết tao là ai. Yêu cầu mày đi nhanh. Tao không cần nói nhiều”, đó là câu nói đầy đe dọa với ...

cong ba ng cho bot cong ba ng cho dan BOT Cai Lậy: Một đêm 5 lần "thất thủ"

Trong đêm qua (3.12), trạm thu phí BOT Cai Lậy có 5 lần triển khai thu phí và cả 5 lần đều phải xả trạm ...

/ Lao động