Trước phiên xét xử vụ án liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, anh Trịnh Hùng Cường (con trai bị cáo Thanh) có đơn kháng cáo cho rằng, tài sản biệt thự, xe hơi là ông bà cho Cường, không thuộc tài sản phải thi hành án nên đề nghị được trả lại.
Ông Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa sơ thẩm.
Cụ thể, anh Trịnh Hùng Cường kháng cáo đề nghị được trả lại biệt thự số AD02-16 khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside; căn hộ số 15F05, The Costa 32-34 Trần Phú, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; xe ô tô Mazda CX5… Anh Cường cho rằng, đây là tài sản do ông bà cho anh, không thuộc tài sản phải thi hành án.
Đây là một tình huống pháp lý cần được giải quyết. Nhiều khả năng, yêu cầu của anh Cường sẽ không được chấp nhận, vì nguồn gốc những tài sản nói trên đã được tòa xác định thuộc diện phải thi hành án. Anh Cường phải chứng minh được nguồn gốc những tài sản nói trên, ý chí của chủ sở hữu cho anh Cường.
Vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh… có yếu tố cố ý làm trái và tham nhũng, gây thất thoát tài sản rất lớn. Bên cạnh hình phạt có tính răn đe, một yêu cầu đặt ra là thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều vụ án kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi tài sản.
Nguyên nhân, do các vụ việc thường phát hiện muộn, thậm chí nghi can được đánh động từ trước, nên đã tìm cách tẩu tán tài sản, phi tang chứng cứ.
Số lượng tài sản thất thoát, tham nhũng quá lớn, vượt quá khả năng của bị cáo (trường hợp ông Đinh La Thăng bị tòa án tuyên buộc phải bồi thường 600 tỉ đồng cho Tập đoàn Dầu khí). Một số bị cáo nộp một số tiền nhất định để được giảm nhẹ hình phạt, một số bị cáo không nộp tiền, chấp nhận đi tù để “hi sinh đời bố, củng cố đời con”.
Luật pháp hiện còn lỏng lẻo trong quản lý, minh bạch tài sản của công chức nói riêng và người dân nói chung. Vì vậy, việc chuyển dịch tài sản giữa đối tượng tham nhũng và người khác khá dễ dàng, thuận lợi. Đây là lỗ hổng pháp lý rất lớn để những đối tượng tham nhũng tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản.
Các quy định, chế tài để thu hồi tài sản đảm bảo thi hành án, tài sản do tham nhũng mà có còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Vì vậy, có nhiều bản án tuyên buộc bồi thường “cho vui”, thực chất không khả thi.
Nếu không có cơ chế hữu hiệu để thu hồi tài sản thiệt hại, thì công cuộc chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn và ngân sách tiếp tục bị “rút ruột”.
Không thể tịch thu tài sản theo hướng “suy đoán có tội”
“Về mặt pháp lý, không thể mặc nhiên coi tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc là tài sản tham nhũng ... |
Xác minh tài sản cán bộ: “Phần đông cử tri đang sôi sục”
Ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ, về xác minh nguồn ... |
Giải trình nguồn gốc tài sản: “Người ta nói tài sản do bố để lại”
Góp ý vào dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định băn khoăn: “Người ta ... |