Đã có nhiều ý kiến than phiền về việc Tết ngày càng “nhạt”, và một trong những nguyên nhân là smartphone, facebook, mạng xã hội.
Cảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng dịp Tết |
Rồi sự nở rộ của smartphone, facebook, mạng xã hội làm con người cắm đầu vào đấy, ít giao lưu, quây quần, hỏi han nhau…
Tuy nhiên, tết “xưa” chỉ được mô tả rất mờ nhạt, chỉ qua vài nét chấm phá chung chung. Thực ra, nhìn tổng thể, tết nay rộn ràng, vui hơn tết xưa. Những cái tết xưa có, nay vẫn còn hiện hữu; tết nay có rất nhiều cái mà tết xưa không có.
Giao thông đi lại thuận tiện, phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, những người con xa xứ có điều kiện vui vầy, tụ họp gia đình. Hương vị tết, nhìn vào mâm cỗ ngày xuân, đã quá phong phú, sung túc so với trước.
Các phương tiện giải trí cực kỳ phong phú. Đường phố, không gian công cộng được trang trí đẹp đẽ, độc đáo. Lễ hội, bên cạnh những nét cổ truyền, đã có nhiều sinh hoạt văn hóa mới, du nhập từ nước ngoài.
Các phương tiện thông tin đại chúng kết nối toàn cầu, chia sẻ những khoảnh khắc, cảm xúc đầu xuân.
Các phương tiện thông tin liên lạc, mạng xã hội mở rộng không gian giao kết giữa con người với nhau, là kênh thông tin khổng lồ, phương tiện để chia sẻ tình cảm, ý tưởng… Nó chỉ làm cho tết vui hơn, chứ không làm cho tết nhạt đi.
Nếu nói “nhạt” thì đương nhiên tết xưa phải nhạt hơn tết nay. Tết xưa, quanh đi quẩn lại chỉ là “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, chủ yếu con người chung vui, chia sẻ với nhau trong một không gian nhỏ hẹp, các phương tiện giao lưu, giải trí nghèo nàn, đơn điệu. Nếu có “cỗ máy thời gian” để con người hiện đại trải nghiệm tết xưa, sẽ rất buồn chán.
Hủ tục dịp Tết xưa như khao vọng, cờ bạc, rượu chè, xôi thịt, mê tín dị đoan… rất phổ biến, như bóng đen bao trùm lên khắp nơi, làm cho cuộc sống người dân đã khổ càng thêm khó.
Nhưng tại sao người ta vẫn than tết nay “nhạt” và hoài niệm về tết xưa? Bởi vì, xưa nghèo đói, thiếu thốn, vất vả quanh năm, tết là dịp mọi người được ăn ngon, mặc đẹp, nghỉ ngơi, vui chơi… Vì vậy, ai ai cũng háo hức, rộn ràng chờ đợi tết.
Còn nay, cuộc sống sung túc quanh năm, nhiều người không còn cảm giác háo hức mỗi dịp xuân về, do đã “bão hòa” trong cảm xúc, hưởng thụ.
Nhưng còn đó những giá trị, vẻ đẹp trường tồn của tết cổ truyền là khơi dậy tình cảm uống nước nhớ nguồn, tri ân tiên tổ, tiền nhân, tình nhân ái, đoàn kết, san sẻ yêu thương, niềm tin, hy vọng về những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Tết ngày càng nhạt vì người dân ăn “tết dịch vụ”, “tết di động"
Đối với người dân đất Việt, Tết không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn chứa đựng trong đó ... |
Tết sắp vào đầu ngõ
Vậy là tôi đã cầm chắc trong tay cặp vé tàu Tết. Tôi “phôn” ngay cho ông anh họ nuôi cá thuê dưới Đồng Nai, ... |