Liên quan đến phản ánh của học sinh Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM) về việc cô giáo dạy Toán của em khi lên lớp không giảng bài, không nói chuyện với học sinh, chiều 27.3, đại diện Sở GDĐT TPHCM đã xuống trường xác minh sự việc.
Nữ sinh khóc, kể câu chuyện giáo viên dạy Toán im lặng khi lên lớp trong chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM với học sinh tiêu biểu năm 2018. Ảnh: Minh Nhật.
Theo thầy Bùi Minh Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới –đến nay vẫn chưa có kết quả về vụ việc, vì có nhiều vấn đề chưa rõ ràng, cần được xác minh thêm.
Cô giáo “quyền lực”, không nói chuyện với học sinh mà em Phạm Song Toàn phản ánh là T.T.M.C, giáo viên dạy Toán của Trường THPT Long Thới từ năm 2000 – 2005. Sau đó, cô chuyển sang dạy tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4. Đến năm 2012, cô quay lại trường Long Thới và dạy Toán cho học sinh khối 10 và 11 đến hiện tại.
Theo nguồn tin từ Dân Trí, trong thời gian công tác tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, cô C từng bị học sinh và phụ huynh có đơn tố gửi đi nhiều cơ quan chức năng và báo chí về việc có lời lẽ xúc phạm nặng nề học sinh.
Theo đơn, trong giờ giảng khi có tiếng ồn, cô quay xuống hỏi: "Ai sủa trong lớp?" rồi chất vấn lớp trưởng: "Ai là người thường hay sủa trong lớp?".
Ở nhiều tiết học khác, cô C thường xuyên đuổi học sinh ra ngoài hành lang, thậm chí có khi đuổi gần nửa lớp, đến độ thời điểm đó ở trường còn gọi "lớp học ngoài hành lang". Thậm chí, có trường hợp, học sinh ốm nghỉ học có xin phép, giám thị xác nhận thì cô C vẫn đuổi ra ngoài, xé sổ liên lạc.
Thời điểm đó, phụ huynh có con theo học cô C cũng phản ánh con mình chỉ bài cho bạn liền bị cô chửi "phân chó mà tưởng pa-tê" và cô gọi con chị là "giống như chó dại", "mày về uống thuốc thần kinh" khi em thay mặt cả lớp xin nhà trường giữ lại giáo viên cũ để không phải học cô C.
Thời điểm năm 2012, phản ánh của phụ huynh và học sinh về sự việc trên được gửi lên Sở GDĐT TP.HCM. Sau đó, lãnh đạo sở đã ký quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với cô T.T.M.C vì vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đạo đức, tư cách nhà giáo, xâm hại môi trường sư phạm.
Sau đó, Sở GDĐT TP.HCM đồng ý cho cô C chuyển về Trường THPT Long Thới theo nguyện vọng.
Theo nguồn tin của Lao Động, sau thời điểm bị kỷ luật, cô C đã có bức tâm thư gửi báo chí về việc phủ nhận các nội dung mà học sinh và phụ huynh phản ánh. Cô khẳng định do học sinh làm ồn trong lớp, không cho các bạn khác học bài nên cô mới mời học sinh đó xuống phòng giám thị ngồi, hoàn toàn không có lời nói xúc phạm học sinh.
Cũng tại thời điểm đó, cô C thừa nhận, sau khi đơn phản ánh của phụ huynh đăng tải trên báo chí, cộng thêm những ý kiến phản hồi gay gắt của độc giả khi chưa tìm hiểu rõ sự tình, đã khiến cô bị sốc nặng, tinh thần chán nản vô cùng.
Có thể vì những lý do này khiến cô dần xa cách và không muốn giao tiếp với học sinh, hoặc chọn cách “im lặng” khi lên lớp.
Sở Giáo dục tìm hiểu về giáo viên "không nói gì" với học sinh
Chiều nay (ngày 27/3), lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM tìm hiểu thông tin về giáo viên bị học sinh phản ánh nói "không nói gì" ... |
Nữ sinh Sài Gòn bật khóc vì giáo viên “câm lặng” khi lên lớp: Tại sao lại có nhà giáo "quyền lực" đến vậy?
Ngày 23.3, tại chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM với học sinh tiêu biểu năm 2018, em Phạm Song Toàn ... |