Cô Trần Thị Minh Châu- GV Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM đã thừa nhận không giảng bài suốt 3 tháng tại lớp 11A1, nhưng chưa giải thích rõ nguyên nhân.
Mới đây, cô Trần Thị Minh Châu - giáo viên (GV) Trường THPT Long Thới đã trả lời phỏng vấn báo chí, thừa nhận nội dung học sinh Phạm Song Toàn phản ánh về cô giáo “quyền lực” không giảng bài là có thật. Nhiều học sinh (HS) hỏi vì sao không giảng bài nhưng cô không trả lời.
Hiện, chưa biện pháp xử lý kỷ luật dành cho cô giáo “cá biệt” này. Tuy nhiên, hành vi “xưa nay chưa từng có” của cô đã gây phẫn nộ, bức xúc.
Về mặt pháp luật, cô Châu đã vi phạm nghiêm trọng Luật Giáo dục. Điều 70 Luật Giáo dục 2005 quy định: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục”. Hoạt động lên lớp của GV có tính chất đặc thù, phải thường xuyên giao tiếp, trao đổi với học trò.
Hoạt động giảng dạy trên lớp của GV phải thực hiện bằng lời nói, liên tục. Đầu tiên là lời chào của HS dành cho GV, tiếp theo là hoạt động hỏi bài cũ, rồi trình bày kiến thức, yêu cầu HS làm bài tập, trả lời câu hỏi. GV sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, căn cứ vào diễn biến của giờ học, để giảng giải, truyền thụ kiến thức cho HS, thực hiện mục tiêu bài học.
Hoạt động lên lớp của GV, không chỉ là truyền thụ kiến thức thuần túy, mà còn giao tiếp về mặt tình cảm. Trò kính trọng thầy, thầy thân thiện, thương yêu trò. GV phải tạo ra không khí lớp học nghiêm túc mà nhẹ nhàng, có thể sôi động, hoặc hài hước… tạo niềm vui, động lực cho HS. Sự quan tâm, tình cảm của GV có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giáo dục nhân cách cho HS.
Nhiều trường có khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hãy hình dung, lớp 11A1 nói trên mỗi tuần có đến 6 tiết Toán, cô giáo vào lớp, tuyệt nhiên không nói gì, ghi bài như cái máy rồi trống đánh thì ra về. Cứ như vậy kéo dài tới 3 tháng. Không khí lớp học quá nặng nề, căng thẳng, áp lực lên HS quá lớn.
Đến mức, các em phải khóc tức tưởi, và nói thẳng với lãnh đạo Sở Giáo dục TP HCM, sau khi GV chủ nhiệm đã bất lực.
Một GV như thế, cần loại bỏ ngay và luôn khỏi ngành giáo dục. Đó là yêu cầu của rất nhiều người, trên quan điểm hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai. Sở Giáo dục TPHCM cần sớm đưa ra hình thức xử lý và không thể chậm trễ hơn nữa.
Cô giáo im lặng suốt học kỳ: ‘Không để giáo viên là chúa tể của lớp học\'
Tiến sỹ Văn học Phạm Hữu Cường cho rằng, tôn sư trọng đạo là điều cần thiết, nhưng không thể để tình trạng giáo viên ... |
Cô giáo “không nói gì” khi lên lớp: Dường như đã thiếu một cuộc đối thoại
Không ngoài dự đoán, ngay sau khi nữ sinh lớp 11A1 trường THPT Long Thới (TP.HCM) phản ánh cô giáo dạy Toán của lớp không ... |
Giáo viên im lặng trong giờ giảng: Bạo lực tinh thần học sinh
Việc cô giáo im lặng suốt 4 tháng trong giờ giảng khiến học sinh phát khóc là biểu hiện đổ gãy của quan hệ thầy ... |
Cô giáo lên lớp nhưng không giảng bài suốt 3 tháng nói gì?
Cô giáo Trần Thị Minh Châu, giáo viên trong sự việc nhiều tháng lên lớp không giảng bài trong 3 tháng, đã nhận lỗi về ... |
Cô giáo không giảng bài trên lớp: \'Tôi đã sai và rất tiếc nuối\'
Nữ giáo viên dạy Toán trường THPT Long Thới (TP HCM) thừa nhận việc không giảng bài mà chỉ chép lên bảng là có thật. |
Sợ bị học trò ghi âm, cô giáo Toán im lặng suốt học kỳ
Cô Châu cho biết sở dĩ cô im lặng, không giảng bài cho lớp 11A1 suốt 4 tháng bởi "có một học sinh cũ tại ... |
TP HCM yêu cầu xử lý vụ cô giáo không giảng bài suốt ba tháng
UBND TP HCM chỉ đạo Sở Giáo dục kiểm tra, xử lý sự việc, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo lãnh đạo thành ... |
Cô giáo \'quyền lực\' không giảng bài: Sợ ghi âm, tung lên mạng
Cô giáo dạy Toán ở TPHCM, vì lo sợ học sinh ghi âm tiết học “để tung lên mạng đánh giáo viên”, đã chọn cách ... |
Cô giáo “quyền lực” không giảng bài: Cần loại những giáo viên “cá biệt” khỏi ngành
Chuyện một học sinh khóc khi gặp lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM, phản ánh về việc cô giáo dạy Toán THPT suốt một học ... |