Cơ chế nào để tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhiệt điện của PVN?

Theo đại diện PVN, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đang được nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào hoàn thành, phát điện.

co che nao de thao go kho khan cho cac du an nhiet dien cua pvn

Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Ngày 4/7, tại Hà Nội, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã có một số thông tin về những vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ của 3 dự án nhiệt điện thuộc diện cấp bách của tập đoàn này là dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (1.200MW), dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (1.200 MW) và dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (1.200 MW).

Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, ngoài khó khăn khách quan của dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 do phía nhà thầu Power Machines (PM) bị cấm vận bởi Chính phủ Mỹ (26/01/2018) nên công tác mua sắm hàng hóa, thiết bị nhập khẩu và thu xếp vốn cho dự án thuộc phạm vi công việc của PM đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong khi đó, hai dự án còn lại là Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đang được nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào hoàn thành, phát điện.

Cụ thể, với Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, đến nay đã hoàn thành khoảng 85%, trong đó hầu hết các hạng mục xây dựng chính của dự án đều đã hoàn thành cơ bản và đang vào giai đoạn hoàn thiện. Theo tiến độ dự kiến hoàn thành tổ máy 1 vào tháng 6/2020 và tổ máy 2 vào tháng 10/2020.

Tuy nhiên, theo đại diện PVN, hiện vẫn còn một số nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến dự án có nguy cơ tiếp tục bị chậm tiến độ, trong đó có việc thiếu hụt nguồn vốn vay do không được Bộ Tài chính cho giải ngân hơn 327/937 triệu USD vốn vay nước ngoài đã được Chính phủ bảo lãnh và các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước chưa cho vay, do đó trước mắt cần phải sử dụng vốn chủ sở hữu để giải ngân mới đáp ứng mục tiêu phát điện.

Thông tin thêm, ông Nguyễn Huy Vượng,Trưởng Ban điện của PVN cho biết, việc đảm bảo than lâu dài cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là vấn đề cần được quan tâm, đảm bảo, bởi đây là dự án sử dụng nguồn than trong nước.

Về lâu dài sau khi đạt mục tiêu phát điện thì dự án Thái Bình 2 vẫn còn một số vấn đề, như sau khi vận hành thì việc cung cấp than (hiện Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 sử dụng than nội) nên phía PVN mong muốn tập đoàn Tha và Khoáng sản Việt Nam (TKV) là đơn vị được chỉ định cung cấp than có giải pháp đảm bảo cung cấp than lâu dài cho nhà máy này.

Bên cạnh đó, phía PVN đề xuất khi dự án hoàn thành sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng khả năng huy động cao cho nhà máy để bù đắp các khoản đầu tư trong quá khứ của PVN.

Đối với dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, có tổng mức đầu tư dự án sau thuế là 43.043 tỷ VNĐ. Đây là 1 trong 3 dự án có tiến độ khả quan nhất trong 3 dự án kể trên của PVN nhưng so với tiến độ ban đầu (hoàn thành vào năm 2012) cũng đang có bị chậm.

Đại diện PVN cho hay, đến nay, tiến độ tổng thể của Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đạt khoảng 73%, trong đó công tác thiết kế đạt 98%, công tác mua sắm đạt 94,5%, công tác thi công đạt 69,4%.

“Mục tiêu điều hành trong năm 2019 là hoàn thành việc thi công xây dựng của hầu hết các hạng mục trong nhà máy, tiến hành chạy thử một số hệ thống thiết bị như hệ thống nước khử khoáng, hệ thống dầu, các thiết bị điện,” ông Vượng cho hay.

Trong những khó khăn mà dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đang gặp phải có vấn đề liên quan đến cơ chế (2414) được Chính phủ cho phép thực hiện theo hình thức hợp đồng điều chỉnh giá cho phần xây dựng, lắp đặt, gia công chế tạo và tiến độ thi công đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hòa do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư đang chậm so với kế hoạch đề ra…

Tập đoàn Dầu khi Việt Nam (PVN) cho biết, doanh nghiệp đã kiến nghị lên Chính phủ và các bộ ngành chức năng những giải pháp tháo gỡ cho từng dự án. Trong đó, đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, PVN kiến nghị, trong khi nguồn vốn vay bổ sung chưa thu xếp được thì chấp thuận chủ trương cho PVN được dùng nguồn vốn chủ sở hữu giải ngân cho dự án với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh và PVN sẽ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật đảm bảo nhà máy vận hành và phát điện. Khi thu xếp được nguồn vốn vay bổ sung sẽ hoàn trả lại phần vốn chủ sở hữu sử dụng vượt tỷ lệ.

PVN cũng kiến nghị Bộ Công Thương và Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho PVN được dùng nguồn vốn chủ sở hữu giải ngân cho dự án với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh, đồng thời PVN sẽ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật đảm bảo nhà máy vận hành và phát điện. Khi thu xếp được nguồn vốn vay bổ sung sẽ hoàn trả lại phần vốn chủ sở hữu sử dụng vượt tỷ lệ.

Trong khi đó, liên quan đến dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, PVN kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN tập trung đẩy nhanh việc thi công đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hoà để đồng bộ với tiến độ hoàn thành Sân phân phối 500kV và chương trình chạy thử của dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (kế hoạch lùi lại từ tháng 6/2019 sáng tháng 11/2019)./.

co che nao de thao go kho khan cho cac du an nhiet dien cua pvn PVN tổ chức Hội nghị công tác Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp

Sáng ngày 5/7, tại TP Vũng Tàu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội nghị công tác Truyền thông và Văn ...

co che nao de thao go kho khan cho cac du an nhiet dien cua pvn Cổ phiếu Dầu khí giao dịch tích cực khi PVN bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Ngày 26/6, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức buổi họp ...

co che nao de thao go kho khan cho cac du an nhiet dien cua pvn Tân Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng: "Chung sức, chung lòng vì sự phát triển của PVN"

Ngày 26/6/2019, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức triển ...

/ pvn.vn