Có năm, con nước lũ gầm thét. Thầy Đồng Thành Chung cố gắng vượt lũ để đến trường. Chẳng may dây thừng bị tuột, thầy suýt bỏ mạng trên dòng nước lớn.
Không có vất vả, không có khó khăn thì không có quả ngọt!
Mấy năm trước lên miền Tây Yên Bái, chúng tôi buốt lòng trước hình ảnh những cháu bé mặt mũi lem nhem, tóc tai rối bù, quần áo xộc xệch tung tăng xách túi nilon độc một màu cơm trắng.
Thầy Tiến, đã nửa đời người khơi đèn đom đóm trên non |
Hỏi ra mới biết, đấy là bữa ăn được phụ huynh chuẩn bị cho con em đến trường.
Muối ớt, măng cay, cơm trắng là những món ăn phổ biến đối với trẻ.
Ăn như thế thì sao mà lo lòng, mà đi học được đây?
Thật mừng! Bây giờ trở lại đã thấy ấm lòng hơn rất nhiều.
Các con được ở lại trường bữa cơm có thịt, có cả; ngủ chăn ấm, đệm êm.
Những đứa trẻ người Mông mấy năm trước đến đi vệ sinh cũng không biết cách thì nay các em đã tự đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân.
Nhiều lớp còn biết trồng rau để bán lại cho nhà bếp gây quỹ sinh nhật, tổ chức văn nghệ...
Những bông hoa được ươm mầm và nở rộ trên mảnh đất khô cằn. Tôi hiểu đằng sau trái thơm quả ngọt đó là không ít những khó khăn, hi sinh của các thầy cô, của từng cán bộ giáo dục địa phương cũng như cả ngành giáo dục cả nước.
Có những câu chuyện cảm động đến phát khóc, những sự hi sinh thầm lặng ít ai biết.
|
|
Học sinh đã không còn phải ăn măng cay, cơm trắng thay vào đó là những bữa cơm có cá, có thịt (Ảnh:V.N) |
Xã An Lương, một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái) năm nào cũng hứng chịu 1, 2 trận lũ lớn.
Những ngày đó, tuyến đường đi vào xã đều bị nước lũ ồng ộc tràn về khiến cho việc tiếp cận và cứu hộ muôn vàn khó khăn.
Trong cơn lũ lớn, thầy Nguyễn Quang Diện – hiệu trưởng trường Tiểu học Dân tộc bán trú xã An Lương vẫn không sao quên được:
“Đường mòn nhỏ, một bên là núi, một bên là vực sâu. Ngày nắng ráo mất 3-4 tiếng đồng hồ đi từ huyện lỵ Văn Chấn.
Còn ngày mưa gió đường lầy như ruộng mạ, bùn ngập lưng vòng bánh xe, đi từ sáng đến chiều mới tới”.
Trong ký ức của nhiều giáo viên và phụ huynh xã An Lương vẫn còn nhớ như in hình ảnh thầy Đồng Thành Chung vượt lũ, thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc.
Thầy kể: “Có năm ngoái nước lũ lớn, tôi cố gắng vượt suối để đến trường. Vì đây là nhiệm vụ được giao và để các em nhỏ lại ở trường mình cũng không yên tâm.
Con nước lũ ồng ốc, xối xả và chảy rất mạnh. Mình đi đến giữa dòng thì dây thừng bị tuột. Cũng may bám được dây mà bơi sang dòng bên kia., thoát chết trong gang tấc”.
|
|
Thầy Diện nói: Trái ngọt đến từ việc uốn nắn, sát sao dạy dỗ các em học sinh như con mình (Ảnh:V.N) |
Xã An Lương là vậy, chưa bao giờ vơi bớt khó khăn về đường xá, kinh tế, địa hình.
Có thời điểm, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu và bởi có rất nhiều gia đình xa trường học, kinh tế khó khăn, dân trí thấp nên bà con chẳng thể nào nghĩ được cái việc học hành của con.
Trăn trở trước sự học của đồng bào dân tộc Mông, thầy Diện vận động giáo viên trong trường đốt đuốc mở các lớp xóa mù hoặc đi vận động phụ huynh cho con em đi học.
Có những gia đình cách xa trường đến 12 km đường rừng. Thầy cô cơm nắm muối vừng đốt đuốc đi đêm, tờ mờ sáng mới đến nơi.
Những chuyện đó...qua rồi. Bây giờ, nhắc đến trường Tiểu học Dân tộc bán trú xã An Lương là nhắc đến một trong những điểm sáng của giáo dục huyện Văn Chấn.
Ngôi trường An Lương xanh, sạch, đẹp hiện ra trong môi trắng núi rừng. Đây là tổ ấm của những chú chim nhỏ (học sinh đồng bào dân tộc Mông).
Tại đây các em được thầy cô chăm hơn chăm con, được ăn, được mặc, được đến trường. Còn điều gì vui hơn thế.
|
|
Được Nhà nước đầu tư, diện mạo của những ngôi trường bán trú đã được thay đổi nhiều trong những năm qua (Ảnh:V.N) |
Ông Giàng A Lở không giấu được niềm vui: “Từ ngày bọn trẻ được tỉnh quan tâm, được nhà nước hỗ trợ, nhìn bữa ăn ở trường của các con mà chúng tôi thấy ấm bụng. Cơm bố mẹ nuôi không có thịt cá đủ đầy như cơm các thầy nuôi.
Ở nhà, chúng tôi mải lo kiếm sống nên không biết dạy dỗ các con. Mà sau một tháng ở trường, đứa nào cũng biết đánh răng, rửa mặt, tắm rửa vệ sinh.
Những ngày đầu tiên các con từ trường về nhà, chúng tôi cứ tròn mắt nhìn bọn trẻ tự chăm sóc bản thân, rồi dọn dẹp, sắp xếp, vệ sinh nhà cửa giúp bố mẹ.
Ở trường, bọn trẻ còn có vườn rau rộng đến 3000m2, các thầy cô hướng dẫn trồng, chăm sóc, mùa nào thức nấy xanh um.
Con bé nhà tôi khoe rau thu hoạch đến đâu là các lớp mang bán cho nhà bếp của trường đến đó, tiền bán rau để làm quỹ lớp, tổ chức sinh nhật, văn nghệ.
Thành ra chúng nó thích đến trường hơn ở nhà, thích ngủ với các bạn hơn ngủ với bố mẹ.
Đứa nào cũng bạo dạn hẳn lên, chứ không nhút nhát như hồi ở nhà”.
|
|
Những luống rau xanh tốt của học sinh trường An Lương (Ảnh:V.N) |
Nhắc đến những thành công của trường An Lương, thầy Diện vẫn rất khiêm tốn.
Theo thầy: Thành công này có sự tham gia và đóng góp của nhiều bên – nhà trường, phụ huynh, chính quyền địa phương, các chính sách của tỉnh và Nhà nước.
Thầy Diện nói: “Trước đây đã có mô hình trường bán trú dân nuôi với hình thức học sinh ở trọ, mỗi cuối tuần các em trở về nhà mang lương thực, thực phẩm, chất đốt lên để tự nấu ăn hoặc đóng góp với các hộ gia đình mà em ở trọ.
Mô hình tự phát đó cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu thực tiễn nhưng thiếu tính bền vững và phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của mỗi địa phương, mỗi gia đình.
Từ năm 2012 trở lại đây, Nhà trường luôn huy động được 100% học sinh trong độ tuổi ra lớp; tỷ lệ chuyên cần luôn đạt trên 99%; cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đã đáp ứng được với hoạt động dạy học và nuôi dưỡng các em.
Đặc biệt kể từ năm 2016, Chính phủ ban hành “Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn”
Thành công cốt lõi của giáo dục xã An Lương nói riêng và giáo dục vùng cao nói chung không thể thiếu đi tấm lòng và sự nhiệt huyết của các giáo viên cắm bản.
Những người như thầy Diện, xa quê hương vò vò một mình trên núi cao; hàng ngày đốt đuốc vận động học sinh đi học.
Hóa ra, giáo dục bản thân nó cao quý bởi một chữ đơn giản: chữ Tình.
Niềm đau riêng giấu để vui chung, nào ai biết!
Bà Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn phấn khởi nói:
Những ngôi trường trong mây trắng níu chân học sinh vùng cao |
“Để có được kết quả đó, huyện đã thực hiện nghiêm túc các chính sách hỗ trợ đặc thù cho học sinh bán trú và các trường phổ thông Dân tộc bán trú.
Đặc biệt là hiệu quả từ các nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh như: Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND“Về xây dựng trường phổ thông Dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015”;Nghị quyết 23/2015/NQ-HĐND về phê duyệt: “Đề án nâng cao hiệu quả, chất lượng của hệ thống trường phổ thông Dân tộc bán trú, trường mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020”; quy định một số chế độ hỗ trợ cho nhân viên nuôi dưỡng ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú...
Các chế độ, chính sách đó đã tác động tích cực đến kết quả thực hiện loại hình trường phổ thông Dân tộc bán trú của huyện Văn Chấn cả về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục.
Tỷ lệ chuyên cần tăng 78,9% năm học 2010 - 2011 lên trên 98% để từ năm học 2015 - 2016; học lực khá, giỏi tăng từ 15,5% năm học 2010 - 2011 lên trên 28% trong những năm học gần đây”.
|
|
Trường học cũng chính là ngôi nhà thứ 2 của học sinh, nơi có các thầy cô yêu thương học sinh như con của mình (Ảnh:V.N) |
Song, sau những con số “kỳ tích” đó là biết bao vất vả của các thầy cô giáo - những người đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thiệt thòi để khơi đèn đom đóm trên non.
Một vị lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã rưng rưng ngay cả khi nhắc đến những thành tích về giáo dục của tỉnh nhà:
Toàn tỉnh có 48 trường có học sinh bán trú được hưởng chế độ (theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP) và 45 trường có học sinh bán trú nhưng không nằm trong diện được hưởng chế độ.
Sau khi sắp xếp lại hệ thống trường lớp, tỉnh đã giảm được 300 lớp, ghép được một số điểm trường chính; giảm 1200 cán bộ giáo viên là những thầy cô đào tạo không chuẩn và những thầy cô không đảm bảo về sức khỏe.
Đợt đó tỉnh đưa được học sinh lớp 4-5 ở những điểm lẻ về điểm trường chính, một số nơi có điều kiện thì đưa về từ lớp 3, còn lại lớp 1-2 vẫn phải ở điểm lẻ vì các cháu còn nhỏ quá.
Đưa học sinh về điểm chính để quản lý tốt hơn đội ngũ giáo viên, và cũng là quản lý chất lượng dạy.
Việc đưa học sinh về điểm chính và học bán trú có rất nhiều lợi ích cho chính các em và gia đình. Song các thầy cô giáo thì thêm nhiều gánh nặng.
Vì hiện nay, Yên Bái thiếu đến 2000 giáo viên, những trường bán trú, giáo viên vốn đã không đủ nay lại thêm việc lo bữa trưa cho các cháu.
Vì cả trường hàng nghìn học sinh, mấy cô cấp dưỡng lo không xuể nên các thầy cô giáo chẳng thể đứng ngoài. Tối đến các thầy cô lại phải ngủ với học sinh để “canh” các cháu.
Giáo viên nam còn đỡ, chứ giáo viên nữ, đã có vài trường hợp vì chồng không chia sẻ được công việc của vợ mà gia đình tan vỡ.
Những góc khuất này không phải ai cũng nhìn thấy, và không phải ai cũng chia sẻ được với các thầy cô…
Nhà thầy Thành ở trường Nậm Búng dẫu ngoài sáu mươi cây số quanh co đường rừng, song đường sá đã trải nhựa nên vẫn ít nhiều thuận lợi.
Nhà thầy Diện cách trường ba chục cây số thôi nhưng đường rừng trơn truội, xóc nảy người.
Tối mịt mờ thứ 6, khi học sinh bán trú về nhà hết, các thầy mới đeo đèn pin trên trán, lần đường xuống núi về với gia đình.
Ở nhà với vợ con được hai ngày hai đêm, sáng sớm thứ hai, khi đất trời còn mờ mịt, các thầy đã lại đeo đèn bò đường núi lên trường đón học trò.
|
|
Những người thầy cõng chữ lên non với bao vất vả, khó khăn (Ảnh: Bùi Phương) |
Các thầy nói vui mà nghe đầy xa xót: “Ở nhà muốn mắng con cái ra sao cũng được, nhưng ở trường hễ nặng lời là học sinh dỗi, ra đường lớn bắt xe ôm về bản ngay.
Trò nam nữ nào biểu hiện có tình cảm với nhau là các thầy cô phải vừa răn đe vừa thủ thỉ tâm sự, chứ cấm gay gắt là đám trẻ sẵn sàng ăn lá ngón.
Chúng tôi nuôi học trò vất vả và nhiều áp lực hơn nuôi con mình, nhà báo ạ!”.
Điềm đạm và giản dị, thầy Diện bảo: “Đúng là nuôi học sinh bán trú vất vả trăm bề. Nhưng cái được lại vô cùng lớn.
Các em không còn lớn lên như cây cỏ mà được rèn rũa kỹ năng, kỷ luật từ tấm bé nên tương lai chắc chắn tươi sáng hơn.
Trái ngọt từ việc uốn nắn, dạy dỗ sát sao ấy không chỉ cho chúng tôi, mà còn cho gia đình các em, và xa hơn là cho toàn xã hội”.
Tâm Ngọc - Vũ Ninh
Lớp học đặc biệt giữa đại ngàn chỉ có 3 học sinh
Lớp học của thầy Thuận ở Pá Mỳ, Mường Nhé, Điện Biên có ba học sinh, trong đó hai em đang học lớp 2 còn ... |
Không có thưởng Tết, giáo viên ước mơ “giá đừng có Tết”
Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, nhà nhà rục rịch mua sắm chuẩn bị ăn Tết. Với đội ngũ giáo viên, niềm vui ... |
Chuyện cổ tích về người thầy ở vùng cao xứ Quảng
Nhìn học trò vượt rừng, vượt suối gần nửa ngày đến trường trong khó nhọc, thầy Đặng Văn Cương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn ... |
Thầy giáo gần 40 năm “cõng” chữ lên miền ngược
Tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm 10+2 Quảng Bình năm 20 tuổi, không chút do dự, anh thanh niên Nguyễn Sỹ Hà mang ba ... |
Về nơi thầy cô vừa dạy vừa canh chừng học sinh bỏ trốn
Để chuẩn bị cho năm học mới, gần một tháng nay, các thầy cô giáo ở Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) chia nhau vượt ... |
Hình ảnh giáo viên học sinh vùng núi vượt lũ dữ, leo núi cao lay động hàng triệu trái tim
Hình ảnh giáo viên đến trường với những con đường ghồ ghề, trơn cạnh vực sâu hay những dòng suối chảy xiết đã lay động ... |