Chuyên gia: Không thể tin NATO, Ankara phải dựa vào Nga

Các chuyên gia cho rằng Mát-cơ-và và Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích chung ở khu vực phía Đông của Địa Trung Hải.

Vào ngày 18 và 19 tháng 11, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức một Hội thảo quốc tế với tiêu đề “Thay đổi trật tự toàn cầu: Chiến tranh lạnh ở phía Đông Địa Trung Hải”. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Ankara và Washington ngày càng gia tăng vì thỏa thuận S-400 và sự ủng hộ mạnh mẽ của Hy Lạp và Síp với những chính sách của Hoa Kỳ.

Washington và Ankara, hiện nay, vẫn chưa giải quyết cuộc tranh cãi về việc chuyển giao chiến đấu cơ F-35 Lightning II. Bất chấp, người Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư khoảng 1.5 tỷ USD để phát triển dự án, nhưng Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 vào tháng 7 năm 2019.

Hôm 19 tháng 11, Tổng thống Erdogan đã nhắc lại rằng, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm triển khai hệ thống phòng không do Nga sản xuất khi bình luận về cuộc hội đàm của ông với Tổng thống Donald Trump vào tuần trước.

Trong cuộc hội thảo, nhà sử học Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Perincek khẳng định rằng, Mát-cơ-va và Ankara cần tăng cường hợp tác song phương ở Đông Địa Trung Hải.

Theo nhà sử học, hợp tác quốc phòng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ cũng mang một ý nghĩa mới. Ông đề nghị rằng trong trường hợp xảy ra xung đột, Ankara có thể không sử dụng các công nghệ quân sự và hệ thống phòng thủ của NATO do các mối đe dọa liên tục từ phương Tây.“Với áp lực trừng phạt hiện tại từ phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có nghĩa vụ phải tăng cường hợp tác”, Perincek cho rằng. “Mỹ đe dọa cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ở Đông Địa Trung Hải và Biển Đen, thông qua Síp và Crimea. Cả hai nước có thể cùng nhau đưa ra các quyết định liên quan, và ngăn chặn chính sách của Mỹ".

“Chúng sẽ không làm, vì chúng hoàn toàn do Hoa Kỳ kiểm soát”, Perincek nói. “Về vấn đề này, Thổ Nhĩ Kỳ cần các hệ thống và công nghệ quân sự độc lập với NATO. Vì vậy, việc mua S-400 là một bước rất quan trọng. Tất nhiên, lý tưởng nhất là Thổ Nhĩ Kỳ cần thiết lập việc sản xuất riêng”.

Perincek nhấn mạnh rằng, cuối cùng, Ankara và Mát-cơ-va đã thảo luận về việc cùng sản xuất S-400, và khẳng định rằng hai nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, Mỹ và EU đang cố gắng ngăn chặn Ankara và Cộng hòa Bắc Síp (TRNC) thực hiện các quyền của họ ở Đông Địa Trung Hải, theo lời của sĩ quan Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nghỉ hưu Mesuat Halli Casin, thành viên Hội đồng Chính sách đối ngoại và An ninh, giáo sư tại Đại học Yeditepe ở Istanbul.

Ông Casin nói thêm rằng, những nỗ lực này mâu thuẫn với luật pháp quốc tế và những quy định hàng hải.

“Thổ Nhĩ Kỳ phản đối mạnh mẽ chính sách này”, Casin nhấn mạnh. “Tổng thống đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ lợi ích của mình trong khu vực. Đặc biệt, Ankara quyết tâm tiến hành khoan ngoài khơi gần đảo Síp”.

Trước đó, vào ngày 5 tháng 10, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã cảnh báo Ankara về việc khoan khai thác ngoài khơi ở vùng biển tranh chấp gần đảo Síp, và gọi đó là vụ việc bất hợp pháp không thể chấp nhận được khi Thủ tướng Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis kêu gọi Washington giải quyết vấn đề.

Mặc dù Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đều là đồng minh của NATO, nhưng cả hai đã xảy ra bất hòa về vấn đề đảo Síp kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm hòn đảo này vào năm 1974.

Không những vậy, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã thông qua việc sửa đổi chấm dứt lệnh cấm vận bán vũ khí của Hoa Kỳ với miền nam Síp như là một phần của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia năm 2020.

Cuối tháng 10, Hy Lạp và Cộng hòa Síp đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự được gọi là “Mũi tên thép”, và xem Thổ Nhĩ Kỳ như một thách thức ở Đông Địa Trung Hải.

Theo các chính trị gia, bằng cách thực hiện các cuộc tập trận quân sự thường xuyên đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ và gây áp lực tâm lý đối với Ankara thì EU, Mỹ, và miền nam Síp, Hy Lạp đang đẩy khu vực vào tình trạng hỗn loạn và bất ổn.

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức ba cuộc tập trận hải quân lớn chứng tỏ rằng “họ sẽ không từ bỏ quyền của mình đối với đặc khu kinh tế và thềm lục địa, và, nếu cần, có thể chuyển từ sức mạnh mềm sang lực lượng quân sự”, vị cựu Sĩ quan Không quân chỉ ra.

Casin cho rằng, quyết định của Washington trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí ở miền nam Síp và sự hiện diện lâu dài của Không quân Hoàng gia Anh trên đảo, cho thấy những hành động đó “không chỉ nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn chống lại Nga”, và nói thêm rằng “mục tiêu là quan hệ hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng”.

  • Như Ý

NATO chia rẽ bởi "lời nhạo báng trần trụi"

“Lời nhạo báng trần trụi” được liên hệ với phát biểu rằng, châu Âu, đặc biệt Đức, sẽ “hoàn toàn mù, điếc và không thể ...

NATO sẽ tập trung tác chiến không gian và kiềm chế Trung Quốc

Ngoại trưởng các nước NATO nhóm họp tại Brussels đã nhất trí đưa không gian trở thành một trong những lĩnh vực tác chiến trọng ...

NATO thành lập Trung tâm giám sát hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

NATO vừa mới thành lập một Trung tâm quản lý khủng hoảng, chuyên giám sát các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại ...

/ baodatviet.vn