Chưa có cơ sở khoa học về việc virus SAR-CoV-2 lây từ vỏ bao bì, thực phẩm sang người

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, hiện chưa có căn cứ khoa học nào khẳng định việc virus SARS-CoV-2 trên vỏ bao bì, nông sản, thực phẩm lây sang người.

Báo cáo của CDC Hà Nội cho thấy, đã có hơn 20 ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến Công ty Thực phẩm Thanh Nga (phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng). Đáng nói, đến thời điểm này, các nhân viên này có liên quan đến 54 khách sạn, nhà hàng và loạt chuỗi siêu thị Vinmart+/Vinmart. Điều này đã dấy lên lo ngại trong người tiêu dùng, liệu virus SARS-CoV-2 có lây nhiễm từ thực phẩm sang người?

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, hiện chưa có căn cứ khoa học nào khẳng định việc virus SARS-CoV-2 trên vỏ bao bì, nông sản, thực phẩm lây sang người.

Chưa có cơ sở khoa học về việc virus SAR-CoV-2 lây từ vỏ bao bì, thực phẩm sang người ảnh 1
Hàng loạt cửa hàng Vinmart phải đóng cửa do có liên quan đến Công ty Thực phẩm Thanh Nga

Vì vậy trước đó, khi Trung Quốc kiểm tra SARS-CoV-2 trên sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang nước này, Bộ NN&PTNT đã đề nghị phía bạn bỏ qua bước này để tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu.

Dưới góc độ một chuyên gia về thực phẩm, PGS.TS. Phan Thanh Tâm, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, bất kỳ loại thực phẩm sống nào mà có nhiễm virus, vi khuẩn nếu được gia nhiệt chín thì sẽ không ảnh hưởng gì.

"Theo nghiên cứu, SARS-CoV-2 sẽ chết trong nhiệt độ 70 độ C, lưu ý là đối với chế biến thực phẩm, chỗ sâu nhất phải đạt 70 độ C chứ không phải trên bề mặt. Do vậy, chọn loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nấu chín kỹ thì không có gì phải lo lắng" - bà Tâm khẳng định.

Cũng theo bà Tâm, Trung Quốc cũng đã phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bề mặt thực phẩm như cá hồi nhưng theo ngành y tế, cho đến nay, chưa có một công bố nào khẳng định virus SARS-CoV-2 lây qua đường tiêu hóa.

"Người dân không nên lo lắng khi xuất hiện những ca dương tính là người giao hàng thực phẩm. Thực phẩm cứ đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, được nấu chín thì yên tâm sử dụng" - bà Tâm nói.

Thêm vào đó, theo báo cáo của ngành y tế, hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng việc xử lý thực phẩm hoặc tiêu thụ thực phẩm có liên quan tới Covid-19.

Covid-19 lây lan chủ yếu từ người sang người thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi ai đó ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Một người có thể nhiễm Covid-19 bằng việc chạm vào bề mặt hoặc vật dụng, bao gồm thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm có virus trên đó, rồi lại chạm vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt của họ. Tuy nhiên, người ta không cho rằng đây là con đường chính lây lan virus.

Theo các chuyên gia ngành y tế, hiện tại, nguy cơ nhiễm virus từ các sản phẩm thực phẩm, bao bì hoặc túi đựng thực phẩm được cho là rất thấp.

Đáng nói, đến hiện nay, chưa có ca bệnh Covid-19 nào được xác định là phương thức lây nhiễm là qua việc chạm vào thực phẩm, bao bì thực phẩm hoặc túi đựng hàng.

Dù một số người làm việc trong các cơ sở chế biến và sản xuất thực phẩm đã mắc Covid-19, vẫn chưa có bằng chứng lây lan virus cho người tiêu dùng qua thực phẩm hoặc bao bì mà công nhân tại các cơ sở này có thể đã cầm nắm vào.

WHO cảnh báo biến thể COVID-19 dễ lây lan nhất WHO cảnh báo biến thể COVID-19 dễ lây lan nhất

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “Delta là biến thể dễ lây lan nhất trong số các biến thể của ...

Trung Quốc: Thêm thành phố phát hiện COVID-19 trên bao bì sản phẩm Trung Quốc: Thêm thành phố phát hiện COVID-19 trên bao bì sản phẩm

Chính quyền địa phương thông báo đã phát hiện COVID-19 trên bao bì của các sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu ở thành ...

/ anninhthudo.vn