Nếu áp dụng việc khoán chi, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn tới chi phí, thay vì lưu ý đặt chất lượng khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế lên hàng đầu.
Nỗi khổ những kẻ bán thuốc trị ung thư giả không bao giờ thấu |
Y sĩ chữa bệnh \'chui\' bị tước giấy phép hành nghề |
Quỹ BHYT chi trả trên 82 tỷ đồng cho bệnh nhân sốt xuất huyết |
Kính gửi bà Nguyễn Thị Minh – Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam!
Lời đầu tiên, cho tôi – một người đang tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) – Bảo hiểm xã hội (BHXH) được gửi lời hỏi thăm sức khỏe của bà. Năm nay nhiều dịch bệnh, thời tiết thay đổi thất thường, tôi thấy những người xung quanh “yếu đuối” hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, bộ Y tế vừa đề nghị BHXH Việt Nam không thực hiện việc giao dự toán chi BHYT cho các bệnh viện năm 2017. Trước đó, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán chi khám chữa bệnh BHYT năm 2017 do bà ký ban hành ngày 19/5 đã khiến một số địa phương, cơ sở khám chữa bệnh phản ứng.
Phương án khoán chi gây bức xúc, phần lớn bởi số tiền dự toán giao cho các cơ sở thấp hơn năm 2016, cũng thấp hơn dự toán chi khám chữa bệnh BHYT đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam, khác xa với thực tế ghi nhận ở các bệnh viện. Dù không học quá giỏi môn Toán, nhưng từ mức tăng viện phí cũng như nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ở thời điểm hiện tại, tôi rất tin tưởng rằng chi phí khám chữa bệnh năm nay sẽ cao hơn năm ngoái.
Nếu phương án khoán chi được áp dụng, người tham gia BHYT sẽ ra sao? (Ảnh: Thanh niên).
Xưa nay, các bác sĩ luôn được hướng dẫn lựa chọn biện pháp vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm chi phí để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Nếu áp dụng việc khoán chi, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn tới chi phí, thay vì lưu ý đặt chất lượng khám chữa bệnh lên hàng đầu.
Tôi vừa cảm thấy lạnh buốt sống lưng khi nghĩ đến viễn cảnh bệnh viện phục vụ theo… dự toán. Thưa bà, sẽ ra sao nếu người bệnh đến gõ cửa phòng khám chỉ nhận được một cái lắc đầu: “Xin lỗi anh, chúng tôi đã tiêu hết tiền được khoán”?
Điều gì đã khiến bà quyết định ký vào văn bản vừa trái thẩm quyền, vừa vô lý đó?
Là tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT ở một số cơ sở khám chữa bệnh? Là những cá nhân đi khám bệnh hàng trăm lần tại các bệnh viện khác nhau trên địa bàn thành phố? Là sức ép khổng lồ mà quỹ BHYT đang phải đối mặt, cụ thể là nguy cơ mất cân đối vào năm 2018?
Dù viện dẫn lý do to lớn đến đâu, cũng không thể "bổ" vào “đầu” người bệnh. Khi mua bảo hiểm y tế, chẳng người dân nào muốn mắc bệnh rồi nằm viện cho... đỡ phí thẻ cả. Còn một khi đã tìm đến các cơ sở y tế và sử dụng bảo hiểm để khám chữa bệnh, chúng tôi mong mỏi được phục vụ đúng mực. Khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm làm gì nếu các vị không thể giúp chúng tôi được điều trị, kê đơn theo phác đồ hiệu quả nhất?
Cuộc sống đặt trước mắt ta rất nhiều chọn lựa. Đôi khi, một sự lựa chọn sai lầm sẽ gây ra kết cục đau lòng cho không chỉ người đưa ra quyết định, mà cả với những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định đó.
Thường, người ta hay đề cập đến “lương tâm” mỗi khi thấy ai đó làm chuyện sai trái, nhưng với các chủ nhà hàng/tiệm ăn đã sử dụng thực phẩm bẩn để tiết kiệm chi phí hay những kẻ cả gan nhập lậu hơn 9.000 hộp thuốc chữa ung thư giả, việc điều chỉnh hành vi theo các chuẩn mực về đạo đức sau khi sự thực bị phơi bày không giúp họ sửa chữa hoàn toàn những sai lầm trong quá khứ.
Mong bà sẽ lưu tâm hơn tới những người “không có quyền quyết định” và bộ máy cồng kềnh, tốn kém sau lưng mình!
http://www.nguoiduatin.vn/chua-benh-theo-du-toan-a337083.html