Cấm khách vào cà phê đường tàu Phùng Hưng: "Nếu Hà Nội cho các hộ dân kinh doanh trong nhà thì nhà tôi sẽ tự làm barie bảo vệ khách", chủ quán chia sẻ.
Quán cà phê mở cửa nhưng không một bóng khách, anh Nguyễn Lê Quân ngồi chơi với chú chó cưng, mặt buồn rầu.
“Gia đình tôi cũng như các hộ khác trong khu vực luôn chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước. Giờ không cấm bán hàng nhưng không cho khách du lịch vào khu vực này thì cũng như cấm.
Chỉ mong chính quyền tạo điều kiện cho dân bán hàng trong nhà, không ảnh hưởng đến an toàn đường sắt, có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống", anh Quân chia sẻ.
Anh Quân cho biết, gia đình phải vay mượn, đổ hết vốn liếng để sửa sang hàng quán phục vụ khách du lịch. Không ngờ, bây giờ lại bị cấm khách du lịch đi vào.
Anh Quân vẫn mở cửa hàng như một thói quen, dù không có khách |
Anh Lê Tuấn Anh cũng vẫn mở quán cà phê như mọi ngày. Hôm nay không có khách, anh tranh thủ sơn lại mấy chiếc ghễ gỗ.
Anh Tuấn Anh tranh thủ sơn lại mấy chiếc ghế cũ |
"Nói không đảm bảo an toàn thì chính những người dân được phân nhà sống bao nhiêu năm nay cũng đang sống không an toàn.
Nếu Hà Nội thay đổi chính sách cho các hộ dân kinh doanh trong nhà thì tôi sẽ tự làm barie để bảo vệ khách và những nhà khác cũng sẽ có những biện pháp tương tự”, anh Tuấn Anh cho biết.
Chủ quán nói thêm: "Muốn đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch đến đây thì khi tàu chạy qua có thể giảm vận tốc, chạy chậm hơn nữa, có thể là 10 đến 15km/h, hiện tại là 20 - 30km/h vì khoảng cách từ ga Long Biên về ga Hà Nội chỉ dài hơn 1km".
Một chủ quán ngồi chơi điện thoại |
Tất cả du khách đến đây đều bị chặn lại |
Theo tìm hiểu của PV, đây là khu tập thể đường sắt. Cư dân đa phần đều xin nghỉ theo chế độ 176 (về nghỉ hưu 1 cục). Họ không có trợ cấp xã hội, không có lương hưu và bảo hiểm.
Thời gian trước, họ phải chịu cảnh "nhà không số, phố không tên" với vô vàn khó khăn khi làm các thủ tục hành chính vì không ai biết phố đường tàu ở đâu.
Năm 1987, Nhà nước có chính sách cải tạo và mở rộng khổ đường sắt từ 1.035mm lên 1.435mm. Những lần đo vẽ, kiểm đếm tài sản, công trình rầm rộ... Các gia đình hồ hởi, 3 lần ký vào các biên bản đo vẽ hiện trạng với tâm thế sẽ có nơi ở mới, sạch hơn, đẹp hơn và không còn phải chịu định kiến xã hội về 1 khu ổ chuột, khu tệ nạn... Nhưng sau đó, mọi việc lại yên ắng.
Vào năm 2004, có 1 dự án lại được đề ra, chạy qua khu dân cư này mang tên "Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi". Cư dân xóm đường tàu lại vỡ òa hạnh phúc vì có cơ hội thay đổi cuộc sống...
Cư dân thấp thỏm chờ đến ngày được bàn giao mặt bằng cho Nhà nước để di chuyển đến khu tái định cư, mà theo giới thiệu của cán bộ dự án là ở khu Xuân La, Xuân Đỉnh. Người dân ở đây lại tiếp tục ký vào biên bản đo vẽ hiện trạng rồi chờ đợi...
Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi đến nay vẫn nằm trên giấy đã được 15 năm.
Một năm trở lạ đây, khách du lịch người nước ngoài bắt đầu tìm đến đông dần. Khu phố từ đó sạch sẽ hơn hẳn, dân trí có phần nâng lên, người dân bảo nhau có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh.
Cư dân xóm đường tàu Trần Phú ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ an toàn đường sắt cho người lạ đến đây. Những người ngoài khi vào khu vực này đều được nhắc nhở về giờ tàu, có thổi còi cảnh báo mỗi lúc đến giờ tàu chạy cố định.
Mọi sinh hoạt của người dân bị xáo trộn vì lệnh cấm du khách |
Các hộ dân đoạn cà phê đường tàu đã làm đơn kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền với mong muốn cơ quan chức năng mở lại các lối đi vào khu dân cư cho khách du lịch đến khám phá.
Cà phê đường tàu đoạn Phùng Hưng trưa 11/10 |
Người dân cũng tâm tư, nếu nói mất an toàn theo luật ATGT đường sắt thì hành lang chạy tàu hiện tại cũng chưa đạt chuẩn. Hệ thống còi, đèn cảnh báo khi có tàu chạy qua đã hỏng, nhiều năm qua chưa được sửa chữa.
Hà Nội và cà phê đường tàu Phùng Hưng |
Hàng quán đường tàu bị dẹp, chủ kinh doanh "khóc ròng" vì mất vốn |
Chính thức phong tỏa “phố cà phê đường tàu”, dừng chụp ảnh, bán hàng |