Tập đoàn Phương Bắc đề xuất không dỡ bỏ phần sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực mà xin nộp phạt để cho tồn tại.
Ngày 7/6/2018, Công ty CP hạ tầng Phương Bắc (Tập đoàn Phương Bắc) - đơn vị thực hiện phá dỡ phần sai phạm tòa nhà 8B Lê Trực (P. Điện Biên, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội đã đề xuất cho chủ đầu tư là Công ty CP May Lê Trực có đơn đề nghị cơ quan chức năng đồng thuận cho việc không phá dỡ, giật cấp tòa nhà vì lãng phí tài sản xã hội và nguy cơ mất an toàn cho con người.
Theo Tập đoàn Phương Bắc, sau 3 năm, phần xây vượt tầng đã được tháo dỡ, hiện tòa nhà 8B Lê Trực chỉ còn 18 tầng. Còn phần phá dỡ, giật cấp toà nhà sẽ phải bỏ hầu hết các cột và dầm biên chịu lực của toà nhà.
Chủ đầu tư xin không giật cấp tòa nhà 8B Lê Trực.
Phương án nộp phạt được Tập đoàn Phương Bắc đưa ra, sẽ đo đạc tính toán toàn bộ số m2 sai phạm phần giật cấp nhân với giá giao dịch theo hợp đồng chủ đầu tư đã ký với khách hàng mua căn hộ trên 1m2, yêu cầu chủ đầu tư mua lại và nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
Nói về điều này, PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc xin không tháo dỡ, giật cấp tòa nhà là đang cố tình chây ỳ, tìm mọi cách không thực hiện chỉ đạo của cơ quan chức năng.
Ông Thám cho hay, về nguyên tắc phần sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực chỉ là những phần xây thêm, dựa trên kết cấu chính mà đã được cơ quan chức năng phê duyệt nên việc phá dỡ, giật cấp không ảnh hưởng gì đến kết cấu của tòa nhà.
"Chỉ khi nào anh xây không giống như trong thiết kế mà cơ quan chức năng đã phê duyệt trong hồ sơ dự án thì khi đó mới tính đến chuyện kết cấu bị ảnh hưởng" - ông Thám nói.
Chủ đầu tư nói rằng việc phá dỡ phần giật cấp 8B Lê Trực làm ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà, điều đó cho thấy chủ đầu tư đã tự ý thay đổi toàn bộ thiết kế, kết cấu, không giống như trong giấy phép của chủ đầu tư phê duyệt?
Tầng 19 sai phạm tại công trình 8B Lê Trực đã được phá bỏ hoàn toàn
Theo ông Thám, việc phá dỡ phần sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực cùng lắm chỉ mất hơn 1 năm, nhưng để kéo dài đến 3 năm mà vẫn chưa xong cũng có một phần trách nhiệm đến từ sự quản lý không nghiêm minh của cơ quan chức năng.
"Những khó khăn liên quan đến việc xử lý sai phạm của tòa 8B Lê Trực có thể là chỉ là cái cớ để kéo dài thời gian. Từ đó, chủ đầu tư có thể thuyết phục chính quyền đồng ý để lại phần sai phạm của tòa nhà" - ông Thám nêu quan điểm.
Trước đó, khi nói về việc phá dỡ phần sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam bày tỏ: "Không nhất thiết phải bắt chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực sửa lại phần giật cấp. Bởi lẽ, phần giật cấp này không ảnh hưởng nhiều tới kiến trúc đô thị. Mặt khác, việc xử lý phần giật cấp sẽ gây tốn kém về chi phí, thời gian, ảnh hưởng tới kết cấu công trình".
Ông Liêm tán thành với việc xử phạt, để cho phần không giật cấp tòa nhà 8B Lê Trực tồn tại. "Nhưng phạt ở mức độ nào, không phải là phạt hành chính để thu tiền, mà phải phạt thế nào để triệt tiêu lợi ích của việc mở rộng đó. Anh sai anh được lợi ích gì, bây giờ tôi phạt anh cái số tiền, cái lợi ích anh thu được từ việc mở rộng đó về nhà nước" - ông Liêm nói.
Việc phá dỡ vi phạm ở 8B Lê Trực hiện nay ra sao?
Ghi nhận tại tòa nhà 8B Lê Trực (Quận Ba Đình, TP Hà Nội) ngày 11-5, công trình không có công nhân ra vào làm ... |
Hà Nội nêu hai phương án xử lý nhà 8B Lê Trực
Lãnh đạo Sở Xây dựng cho hay, nếu cắt dọc sẽ ảnh hưởng đến kết cấu toà nhà, còn việc cắt ngang phải thoả thuận ... |
Cắt ngọn nhà 8B Lê Trực: Chuyên gia nói thẳng
"Những khó khăn liên quan đến việc xử lý sai phạm của tòa 8B Lê Trực có thể là chỉ là cái cớ để kéo ... |