Chiến hạm Đức hôm 15/12 tiến vào Biển Đông, đánh dấu lần đầu tiên sau gần 20 năm một tàu chiến của Đức đi vào khu vực này.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Đức cho biết khinh hạm Bayern đã tiến vào Biển Đông. Con tàu dự kiến sẽ tới Singapore trong vài ngày tới.
Các quan chức Đức khẳng định Bayern sẽ di chuyển dọc tuyến hàng hải thương mại thông thường và không đi qua eo biển Đài Loan.
Chính phủ Đức trước đó từng khẳng định chuyến đi lần này của Bayern nhằm nhấn mạnh Berlin không chấp nhận yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc.
Khinh hạm Bayern của Hải quân Đức hiện diện tại Biển Đông lần đầu tiên sau gần 2 thập kỷ. (Ảnh: Defense News) |
Hải trình qua Biển Đông này của Bayern cũng đánh dấu lần đầu tiên một chiến hạm Đức di chuyển qua khu vực này kể từ năm 2002.
Hồi tháng 3, các quan chức trong Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Đức nói thêm rằng con tàu sẽ không đi vào khu vực 12 hải lý (của các quốc gia ở Biển Đông).
Khinh hạm Bayern là một trong các tàu lớp Brandenburg của hải quân Đức, có thủy thủ đoàn 230 người. Nhiệm vụ chính của Bayern chủ yếu là chống ngầm nhưng cũng có khả năng tham gia phòng không và các hoạt động khác trong nhóm tàu.
Thông tin về chuyến đi của Bayern được công bố trong bối cảnh chính quyền Biden đang tìm cách xây dựng lại các liên minh của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc trước các hành vi ngang ngược gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Hồi đầu năm, Pháp và Anh cũng lần lượt điều tàu chiến và hàng không mẫu hạm đi qua Biển Đông.
Đức, Anh, Pháp là ba quốc gia châu Âu gửi công hàm lên Liên hợp quốc hồi tháng 9/2020, phản bác các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giới chuyên gia nhận định bước đi mới đây cho thấy ba nền kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng họ có lợi ích trong bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông.
Chuyên gia Mỹ-Trung tranh cãi ở hội thảo Biển Đông
Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông , ý kiến của chuyên gia Trung Quốc về một số diễn biến trong khu vực bị ... |