Chăn dắt ăn xin: cuộc bóc lột siêu lợi nhuận

Mang dấu hiệu của tội phạm có tổ chức, hoạt động ngay trên phố, nhưng hình hài các đường dây chăn dắt ăn xin vẫn là bí ẩn.

chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan

 

chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan

Mang dấu hiệu của tội phạm có tổ chức, hoạt động ngay trên phố, nhưng hình hài các đường dây chăn dắt ăn xin vẫn là bí ẩn.

Hai giờ chiều, Trung tâm Bảo trợ xã hội 1, Đông Anh, Hà Nội còn yên ắng. Thấy người lạ bước vào, một đứa bé đang cầm khăn rửa mặt chạy đến nắm tay khách, liến thoắng.

"Chị xuống thăm em à? Chị xuống đây với ai? Chị tên là gì? Chị có mua quà cho em không? Có mang quần áo mới cho em không?".

Người mới gặp sẽ khó biết đứa bé là trai hay gái. Cái áo cộc tay không nhận được màu, chỉ đã bung. Mái đầu cắt tém lắc lư. Nó cười, đôi mắt lim dim vì hai bên má sưng húp, tím bầm.

Công an phường Kim Liên bàn giao bé về đây ngày 2/4/2019, khi đang xin tiền quanh khu vực đường Lương Định Của. Cô bé khai tên Trang, lên sáu tuổi.

Đứa trẻ không biết chữ nhưng rành rọt mệnh giá từng tờ bạc, biết "hai tờ 50 nghìn với một tờ 100 nghìn là hai trăm". Vì đấy là số tiền em bị "thằng nghiện" giật mất hôm ngồi ngủ gật ở gầm cầu. Trang gọi tất cả người giật tiền của mình là "thằng nghiện".

"Thằng nghiện", "mẹ" và "người ta" là ba nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong dòng trí nhớ lộn xộn của Trang. "Hôm nào thằng nghiện giật túi tiền, người ta sẽ không đưa tiền cho mẹ, và mẹ sẽ đánh em". Câu nói giải thích cho những vết thương chưa lành trên mặt Trang.

Trang ít nói chuyện với "người ta", cũng không biết người ta là ai. Chỉ biết đó là một người đàn ông sáng chở mẹ con Trang đến chỗ đi xin tiền, dặn Trang đứng một chỗ để tối đón về nhà trọ. Sau những lần Trang bị trộm túi tiền, ông này không đi đâu nữa, ngồi uống nước chè gần đấy.

Trang nhớ được một số địa danh: chợ Như Quỳnh, viện "linh tám", là những nơi em từng đến xin tiền; Cầu Bây, Thạch Bàn là chỗ "người ta" đưa hai mẹ con về ngủ; Chợ Sủi là nơi em bị chó cắn vào tay; Ngã Tư Sở là chỗ em bị bỏng chân vì pô xe máy. Thông tin duy nhất về tung tích mà Trang nhớ được là mình đến từ Quảng Xương, Thanh Hóa.

Năm 2018, các Trung tâm bảo trợ xã hội của Hà Nội tiếp nhận tổng cộng 646 người. Nhiều người trong số đó cùng đến từ Quảng Xương, thừa nhận được thuê để đi xin tiền. Những mảnh trí nhớ rời rạc của cô bé sáu tuổi về "người ta", và cái tên "Quảng Xương" gợi ý về một mô hình làm ăn có tổ chức đã kéo dài hàng thập niên.

 

chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan

Năm 2005, Ủy ban châu Âu viện trợ Việt Nam gần 7 triệu euro xây dựng một dự án đưa trẻ lang thang về nhà. Dự án sau đó phát hiện hàng trăm trẻ trong số này đến từ cùng một địa phương ở Thanh Hóa.

Điều tra của lực lượng chức năng khi ấy chỉ ra một phương thức làm ăn quy mô: "nhà thầu" ở các thành phố lớn về những làng quê nghèo, tuyển dụng những đứa trẻ lên thành phố làm nghề ăn xin.

Nhiều gia đình ký vào các tờ "hợp đồng" viết tay trong đó thỏa thuận việc đứa trẻ sẽ đi theo một cô chú nào đó lên thành phố "làm ăn". Chúng trở thành ăn xin chuyên nghiệp, được giao khoán định mức và có thể được đối đãi tốt nếu hoàn thành nhiệm vụ, hoặc bị đánh đập, bỏ đói nếu không đạt định mức.

chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan
Người đàn ông bế theo trẻ em đi xin trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Reuters chụp năm 1994.

Mười lăm năm sau, báo cáo về người lang thang xin ăn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội năm 2018 vẫn viết về "người ta": "Xuất hiện đối tượng chăn dắt bảo kê chống đối, cản trở gây khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ".

Chưa có một cuộc điều tra quy mô nào nhắm vào nhóm đối tượng này. Ngành LĐTBXH nói chưa đủ năng lực tiến hành hoạt động điều tra.

Chân dung những người này chỉ hiện lên trong lời khai nhát gừng của những người được thu gom về trung tâm bảo trợ và hình bóng thoắt ẩn hiện bên cạnh người ăn xin trên phố. Chỉ một điều được các bên khẳng định: họ tạo ra các mô hình làm ăn có tổ chức.

Buổi làm việc điển hình của một "công ty" có thể tìm thấy ở những địa điểm lý tưởng như Ngã Tư Sở, nơi mỗi ngày đêm, có khoảng một triệu lượt phương tiện đi qua.

Ngày 31 tháng 5 năm 2019, có năm người ăn xin cùng lúc hành nghề ở khu vực này. Ở cột đèn tín hiệu theo hướng đi Tây Sơn và đường Láng, hai nam thanh niên kê túi nylon ngồi bệt. Họ mang bề ngoài của những người khuyết tật cả vận động và trí tuệ, cánh tay khoằm lại trước ngực, nụ cười ngờ nghệch. Một người thậm chí không điều khiển được cơ cổ, liên tục gục xuống rồi nâng lên hướng ánh mắt van xin về phía dòng người. Nhiều người qua đường chủ động tiến lại và đặt tiền vào chiếc mũ ngửa.

chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan
Một trong 5 người ăn xin ở Ngã tư Sở sáng 31/5/2019. Ảnh: Lam Trang.

Đối diện, người phụ nữ lớn tuổi len lỏi giữa dòng người chờ đèn đỏ. Mũ chìa ra, người ngồi xe xua tay lắc đầu, bà chuyển ngay sang người khác, không nài nỉ. Mỗi lần dừng đèn đỏ 76 giây, trong khoảng 20 người được hỏi, trung bình 3 đến 4 người sẽ cho tiền.

Những lúc đèn xanh, bà bỏ tiền trong mũ ra đếm rồi đổ hết vào một túi nylon treo trên cành cây. Chiếc túi này được bỏ đó một cách tự tin, không người trông.

Quá trưa, hai người thanh niên hội ngộ ở gầm cầu ăn cơm hộp. Một người vươn vai, bước chân nhanh nhẹn, tay đã hết khoèo, lên quán nước uống một chai bia, hút hai điếu thuốc lào rồi sang đường, ngồi vào vị trí ban sáng.

Hai giờ chiều, hai người đàn ông lớn tuổi xuất hiện, một người mặc quần áo nâu sồng, một người khoác áo xanh công nhân đã bạc, cùng đội mũ tai bèo che gần hết mặt. Họ cũng cầm chiếc mũ ngửa đi lại giữa dòng người.

Ba rưỡi chiều, cả 5 người đồng loạt tan ca. Một chiếc xe Wave đỗ lại ngã tư. Người phụ nữ ôm túi tiền, trèo lên xe, lẫn vào dòng người trên phố Tây Sơn. Hai thanh niên ngồi bên lề đường cũng nhanh chóng biến mất.

Hai người đàn ông lớn tuổi men theo vỉa hè đường Nguyễn Trãi hướng về đường Thượng Đình, vừa chạy vừa nhìn lại đằng sau. Họ leo lên chiếc xe máy đợi sẵn ở đầu ngõ 44 Thượng Đình. Một thanh niên cầm lái phóng vút vào con hẻm tối.

Ngày hôm sau, vẫn năm người đó xuất hiện ở Ngã Tư Sở. Họ đứng, ngồi ở các vị trí và mặc những bộ quần áo giống hệt hôm trước.

Trời mưa, năm người tụm lại dưới gầm cầu vượt, cùng bỏ tiền ra đếm, rôm rả cười đùa. Hai thanh niên rũ bỏ vai khuyết tật. Họ châm thuốc hút, đùa nhau chạy quanh gầm cầu.

chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan
chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan Hứa Chí An xin lỗi cả nhóm nhạc vì bê bối ngoại tình

Tô Vĩnh Khang – thành viên nhóm nhạc Big Four (gồm 4 người là Hứa Chí An, Tô Vĩnh Khang, Lương Hán Văn, Trương Vệ ...

chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan "Hôi vịt" trên xe tải bị lật ở Quảng Bình: ‘Có người bắt đến chục con, lái xe chạy theo van xin mà không được"

Nhân chứng cho biết khi xe tải gặp nạn, nhiều người đi đường hùa vào hôi của, có người bắt đến chục con, lái xe ...

chan dat an xin cuoc boc lot sieu loi nhuan Tây Ban Nha phạt ngôi sao YouTube 22.000 USD vì hạ nhục người ăn xin

Nam thanh niên bị tòa phạt nặng vì "chơi khăm" người ăn xin bằng cách cho kem đánh răng vào bánh quy để đăng video ...