70m2 cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị bong tróc đã được chủ đầu tư cho cào bóc lên thảm lại. Tuy nhiên, các chuyên gia xây dựng lo ngại, nếu chỉ sửa lớp mặt trên một thời gian sau sẽ lại hư hỏng.
Là người trực tiếp đi kiểm tra hiện trường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị bỏng tróc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật cầu đường Đà Nẵng Trần Dân cho rằng, hư hỏng trên tuyến xảy ra cục bộ, những vị trí sụt lún có đọng nước.
“Chất lượng thi công đường có vấn đề, có thể việc xử lý nền đường, chống lún chưa tốt. Khi hư hỏng, việc sửa chữa cũng không đảm bảo nên tiếp tục bong tróc", ông Dân nói và cho rằng, để xảy ra sự cố này lỗi là do chủ đầu tư, tư vấn giám sát chưa làm hết trách nhiệm, để nhà thầu thi công ẩu, chưa đúng kỹ thuật…
Theo ông Dân, để sửa chữa triệt để những hư hỏng trên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có thể sửa từ cốt nền đường lên. Còn như hiện nay cho cào lên sửa lại chỉ là lớp thảm trên nền mang tính tạm thời.
|
|
Chuyên gia cho rằng, đường hỏng do lỗi thi công ẩu |
TS Lê Huy Y, nguyên GĐ Liên hiệp Khoa học Địa chất và Du lịch Việt Nam đánh giá, qua hư hỏng mặt đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho thấy, chất lượng vật liệu và thi công có vấn đề.
Hơn nữa, do địa chất Việt Nam rất phức tạp, có nhiều hố sụt, vệt đứt gãy, nên tuyến đường lún có thể do khâu khảo sát, thiết kế chưa đảm bảo.
Để khắc phục triệt để, không hư hỏng tái diễn, ông Y cho rằng cần phải khảo sát lại cả cốt nền. Còn nếu chỉ sửa lớp mặt một thời gian sau sẽ lại hư hỏng.
Phải chỉ rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm
TS.Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, đường cao tốc được thiết kế khai thác tốc độ tới 120km/h (chỉ một số đoạn 100km/h) nên yêu cầu rất khắt khe về độ bằng phẳng, êm thuận, bám dính mặt đường.
Chỉ cần một ổ gà nhỏ cũng rất nguy hiểm với phương tiện đang lưu thông tốc độ cao, nên các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng được kiểm soát rất chặt.
Qua hư hỏng trên cao tốc, ông Chủng cho rằng lỗi chính là do chủ quan của con người, dù đơn vị quản lý đường có nói một phần do thời tiết, trời mưa...
Dù việc truy tìm nguyên nhân các hư hỏng công trình đường bộ rất khó khăn, nhưng qua thực tế có thể thấy bong tróc mặt đường có thể do đơn vị thi công cẩu thả.
|
|
TS Trần Chủng |
Tuy nhiên, theo ông Chủng, trước tiên cần xác định rõ nguyên nhân dẫn tới đường hư hỏng là gì, rồi xác định lỗi do đâu, sau đó cần tổng rà soát lại toàn bộ. Vì lỗi đã xảy ra thì sẽ còn tiềm ẩn các lỗi khác, ở vị trí khác, ảnh hưởng chất lượng toàn tuyến khi khai thác lâu hơn.
Về trách nhiệm, dù lỗi của ai, chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm chính do giám sát chưa tốt, chưa làm hết trách nhiệm.
Khi xảy ra hư hỏng mặt đường chủ đầu tư chậm khắc phục, sửa chữa, đổ lỗi, đùn đẩy.
Về phía Bộ GTVT - cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp, nhưng cũng chậm trong xử lý, chỉ đạo, chỉ khi lãnh đạo Chính phủ có yêu cầu mới mạnh tay xử lý dứt điểm.
Ngoài ra, trước khi tuyến đường đưa vào sử dụng đã được nghiệm thu, đánh giá, đảm bảo mới được khai thác. Dù không phải tất cả lỗi đều phát hiện ra được, nhưng cần xem lại hồ sơ nghiệm thu, xem các thông số kiểm tra, rà soát ra sao...
Hàng rào tạm bợ, đàn dê kéo ra mép cao tốc 34.000 tỷ
Hàng rào bảo vệ tuyến cao tốc được lắp sơ sài nên chó, dê và cả bò có thể leo lên đường, gây nguy hiểm ... |
Cao tốc 34.000 tỷ đầy ổ gà: 4 năm đi tố sai phạm của lão nông
Ông Phạm Tấn Lực đã gửi hàng trăm lá thư, hình ảnh, tư liệu tố cáo sai phạm trong thi công cao tốc Đà Nẵng ... |