Hôm 30/3, một cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang bất ngờ bị 2 đối tượng chặn xe, đánh dã man và cướp súng khiến dư luận quan tâm.
Nhiều người đặt câu hỏi vì sao Thượng úy Nguyễn Khắc Trung (cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang bị đánh, cướp súng) lại không nổ súng trấn áp 2 kẻ chặn xe, đánh đập mình? Có phải Thượng úy Trung bị đánh khi không làm nhiệm vụ nên không được nổ súng?
Ngày 31/3, trả lời VTC News, đại diện công an tỉnh Tiền Giang khẳng định, Thượng úy Trung đang trong quá trình làm nhiệm vụ, được quyền sử dụng súng.
“Có thể không kịp thời sử dụng công cụ, do bên kia có vũ khí rồi ép xe bất ngờ nên Thượng úy Trung chưa kịp trở tay. Không là có thể cũng phải bắn thế này thế khác chứ”, đại diện công an tỉnh Tiền Giang nói.
Tuấn (áo đen) và Viễn bị công an bắt giữ. (Ảnh: M.T) |
Như VTC News đưa tin, lúc 9h30 sáng 30/3, Thượng úy Nguyễn Khắc Trung, thuộc biên chế Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang, lái xe máy từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang đến Công an huyện Cái Bè công tác. Khi qua cầu Bình Đức (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) thì bị 2 người đi trên xe ô tô 5 chỗ màu trắng ép xe máy vào lề đường.
Tiếp đó, hai người trong xe mở cửa bước xuống, tay cầm gậy 3 khúc đánh Thượng úy Trung. Thượng úy Trung vừa giơ tay đỡ vừa hô “tôi là cảnh sát hình sự đang đi làm nhiệm vụ yêu cầu các anh dừng tay”. Nhưng, đối tượng vẫn tiếp tục tấn công dã man. Trong lúc Thượng úy Trung bị khống chế, tên còn lại dùng gậy sắt đánh mạnh vào tay, cướp súng và móc ví trong túi quần Thượng úy Trung rồi lên xe tẩu thoát.
Nhận tin báo, Công an tỉnh Tiền Giang huy động toàn bộ lực lượng triển khai chốt chặn các nẻo đường truy bắt hai đối tượng. Công an tỉnh Tiền Giang cũng đề nghị Công an TP.HCM, các tỉnh Long An, Bến Tre hỗ trợ.
Gần 11h cùng ngày, lực lượng chức năng phát hiện 2 đối tượng trên tại địa bàn ấp Phú Thuận, xã Phú Phong, huyện Châu Thành, Tiền Giang nên truy bắt. Cả hai bỏ xe ô tô để chạy vào nhà dân nhưng bị bao vậy bắt gọn, thu hồi lại khẩu súng của Thượng úy Trung.
Hiện, Thượng úy Trung đang được chăm sóc tại bệnh viện sức khỏe đã ổn định. Công an vẫn tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ vụ án.
Theo quy định mới có hiệu lực ngày 1/7/2018, trong đó Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định những trường hợp công an được nổ súng.
Sáu trường hợp phải cảnh báo trước khi bắn Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng nhưng trước khi nổ súng phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trong các trường hợp sau đây: 1) Người đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ (THCV) hoặc người khác. 2) Người đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng, đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; 3) Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người THCV hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm. 4) Khi biết rõ trường hợp đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; 5) Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa trừ phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài, đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người THCV hoặc người khác. 6) Được nổ súng khi biết rõ phương tiện do người phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn hoặc đang chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật Nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin. Năm trường hợp được bắn không cần cảnh báo 1) Người vi phạm đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó; 2) Người vi phạm sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ; 3) Người vi phạm đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; 4) Trường hợp người đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người THCV hoặc người khác; đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người THCV; 5) Động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người THCV hoặc người khác. Ngoài ra, theo quy định mới tại Luật Cảnh vệ 2017, từ ngày 1/7, chiến sĩ cảnh vệ cũng được phép nổ súng trong các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc của việc nổ súng là chỉ thực hiện khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng vẫn không tuân theo. |
Trưởng phòng Cảnh sát hình sự hé lộ nhiều bất ngờ về vụ 200 giang hồ áo cam
Đại tá Nguyễn Đăng Nam - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP.HCM) kêu gọi Trí “nhảm” và các đối tượng có liên ... |